Năm 1944, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đề xuất chủ trương chính trị là xóa bỏ chế độ độc tài độc đảng của Quốc dân đảng và thành lập chính phủ liên minh dân chủ. Năm 1949, ĐCSTQ triệu tập hội nghị hiệp thương chính trị với tất cả các đảng phái ở Đại Lục và thông qua “Cương lĩnh chung” của Hiến pháp, tuyên bố chính quyền nhà nước thuộc về nhân dân, “người dân có quyền tự do về tư tưởng, ngôn luận, xuất bản, tụ họp, lập hội, thông tin, tự do thân thể, cư trú, di chuyển (chỗ ở), tín ngưỡng tôn giáo và tuần hành biểu tình”. Tuy nhiên cho đến nay, chưa có lời hứa nào nêu trên của ĐCSTQ đối với người dân Trung Quốc được thực hiện.

DCSTQ
Hồng quân Trung Quốc diễu hành trước bục nơi Mao Trạch Đông được chào trong cuộc duyệt binh kỷ niệm một năm thành lập ĐCSTQ, Bắc Kinh, Trung Quốc, năm 1950. (Ảnh: Getty Images)

“Cương lĩnh chung của Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc” năm 1949

Tại phiên họp toàn thể đầu tiên của Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc tổ chức vào tháng 9/1949, “Cương lĩnh chung của Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc” thay thế hiến pháp đã được thông qua vào ngày 29/9/1949. Nội dung chính của “Cương lĩnh chung” gồm 7 chương và 60 điều, dưới đây là một số nội dung, độc giả sau khi đọc có thể cảm nhận được “không khí dân chủ” trong đó.

Cương lĩnh chung của Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc (thông qua tại Phiên họp toàn thể lần thứ nhất của Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc ngày 29 /9/1949).

Mao Trach Dong
Năm 1944, Mao Trạch Đông hứa với phái đoàn Mỹ rằng nhân dân cả nước Trung Quốc sẽ được hưởng hạnh phúc do dân chủ mang lại. Đoạn gạch chân “xây dựng chế độ dân chủ kiểu Mỹ”. (Ảnh: MHX)

Lời nói đầu

…Chế độ chuyên chính dân chủ nhân dân Trung Quốc là chính quyền (quyền lực chính trị) của mặt trận dân chủ nhân dân thống nhất của giai cấp công nhân, giai cấp nông dân, tiểu tư sản, tư sản dân tộc và các nhà dân chủ yêu nước khác, lấy liên minh công nông làm nền tảng, do giai cấp công nhân lãnh đạo… Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc đại diện cho ý chí của người dân trên cả nước, tuyên bố thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và tổ chức chính quyền trung ương của nhân dân. Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc nhất trí lấy nền dân chủ mới, tức là dân chủ nhân dân, làm cơ sở chính trị cho việc thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và chế định cương lĩnh chung sau đây, mọi đơn vị, chính quyền nhân dân các cấp và người dân trong cả nước tham gia Hội nghị hiệp thương chính trị nhân dân đều cần phải cùng tuân thủ.

Chương 1: Nguyên tắc chung

p2281292a125596284
Năm 1945, ĐCSTQ tuyên truyền trên Tân Hoa Nhật Báo về việc nên theo thể chế dân chủ. Dòng gạch chân: “Trung Quốc không thể theo dân chủ, một khi theo là sẽ loạn. Đây là lời nói dối (không thể theo dân chủ) của phe phản động để củng cố sự thống trị”. (Ảnh: MXH)

Điều 1: Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là một nước dân chủ mới, tức là một nước dân chủ nhân dân…

Điều 4: Người dân nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa có quyền bầu cử và ứng cử theo quy định của pháp luật.

Điều 5: Người dân nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa có quyền tự do tư tưởng, ngôn luận, báo chí, hội họp, lập hội, thông tin, thân thể, cư trú, đi lại, tín ngưỡng tôn giáo và biểu tình.

Chương 2: Các cơ quan chính quyền

Điều 12: Chính quyền quốc gia của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thuộc về nhân dân…

Điều 13: Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc là hình thức tổ chức của Mặt trận dân chủ nhân dân thống nhất. Thành phần tổ chức của hội nghị này phải bao gồm đại diện của giai cấp công nhân, giai cấp nông dân, chiến sĩ cách mạng, trí thức, tiểu tư sản, tư sản dân tộc, các dân tộc thiểu số, Hoa kiều ở nước ngoài và các nhà dân chủ yêu nước khác.

Trước khi Đại hội Đại biểu Nhân dân toàn quốc được triệu tập theo phương thức phổ thông đầu phiếu, phiên họp toàn thể của Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc thực hiện chức năng, quyền hạn của Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc, xây dựng Luật tổ chức Chính phủ nhân dân trung ương nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, bầu cử Ủy ban Chính phủ Nhân dân Trung ương nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, đồng thời ban hành quyền thực thi quyền lực nhà nước.

Sau khi Đại hội Đại biểu Nhân dân toàn quốc được triệu tập theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu, Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc có thể đưa ra khuyến nghị với Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc hoặc Chính phủ nhân dân trung ương về các kế hoạch cơ bản và các biện pháp quan trọng khác liên quan đến xây dựng đất nước.

Điều 14:… Nơi nào chấm dứt hoàn toàn hoạt động quân sự, cải cách ruộng đất đã được thực hiện triệt để, nhân dân mọi tầng lớp đã được tổ chức đầy đủ, thì phải thực hiện chế độ phổ thông đầu phiếu, triệu tập đại hội đại biểu nhân dân địa phương.

Điều 18: Mọi cơ quan nhà nước của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa phải thực hiện nghiêm chỉnh phong cách làm việc cách mạng liêm khiết, giản dị và vì nhân dân phục vụ; nghiêm trị nạn tham nhũng, nghiêm cấm lãng phí, phản đối lối quan liêu xa rời nhân dân.

Chương 3: Chế độ quân Sự

Điều 20: Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thành lập một lực lượng quân sự thống nhất, đó là Quân đội Giải phóng Nhân dân và Lực lượng Công an Nhân dân, đặt dưới sự chỉ huy của Ủy ban Quân sự Cách mạng Nhân dân Chính phủ Nhân dân Trung ương; thực hiện sự chỉ huy thống nhất, chế độ thống nhất, biên chế  thống nhất, kỷ luật thống nhất.

Chương 4: Chính sách kinh tế

Điều 26: Phương châm cơ bản trong xây dựng kinh tế của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là đạt được mục tiêu phát triển sản xuất và làm thịnh vượng nền kinh tế thông qua các chính sách cân bằng lợi ích công và tư, mang lại lợi ích cho cả lao động và nhà đầu tư, hỗ trợ lẫn nhau giữa thành thị và nông thôn, và trao đổi trong và ngoài. .…

Điều 27: Cải cách ruộng đất là điều kiện cần thiết cho sự phát triển của lực lượng sản xuất và công nghiệp hóa đất nước. Ở những nơi đã thực hiện cải cách ruộng đất, quyền sở hữu đất đai của nông dân phải được bảo vệ. Ở những nơi chưa thực hiện cải cách ruộng đất, phải huy động quần chúng nông dân, thành lập các nhóm nông dân để thực hiện người cày có ruộng bằng các biện pháp như bài trừ thổ phỉ ác bá, giảm tô và lãi, giao đất.

Điều 30: Chính phủ nhân dân khuyến khích sự nhiệt tình của các doanh nghiệp kinh tế tư nhân có lợi cho nền kinh tế quốc dân và sinh kế của người dân, đồng thời hỗ trợ sự phát triển của các doanh nghiệp này.

Điều 37: Về thương mại: Bảo vệ mọi hoạt động thương mại công và tư hợp pháp. …

Điều 38: Về hợp tác xã: Khuyến khích, hỗ trợ đông đảo quần chúng lao động phát triển hợp tác xã dựa trên nguyên tắc tự nguyện…

Chương 5: Chính sách văn hóa và giáo dục

Điều 41: Giáo dục văn hóa của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là giáo dục dân chủ mới, tức là giáo dục văn hóa dân tộc, khoa học và đại chúng. Công tác văn hóa, giáo dục của chính quyền nhân dân phải lấy nhiệm vụ chủ yếu là nâng cao trình độ văn hóa nhân dân, bồi dưỡng nhân tài xây dựng đất nước, xóa bỏ tư tưởng phong kiến, tư tưởng tư bản, phát xít, và phát triển tư tưởng vì nhân dân phục vụ.

Điều 44: Đẩy mạnh việc sử dụng các quan điểm lịch sử một cách khoa học để nghiên cứu, giải thích lịch sử, kinh tế, chính trị, văn hóa và quan hệ quốc tế. Khen thưởng bài viết khoa học xã hội xuất sắc.

Điều 49: Bảo vệ tự do đưa tin đúng sự thật. Nghiêm cấm việc lợi dụng tin tức để vu khống, phá hoại lợi ích của nhân dân trong nước và kích động chiến tranh thế giới. …

Chương 6: Chính sách dân tộc

Điều 50: Tất cả các dân tộc trên lãnh thổ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đều bình đẳng, đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau, chống chủ nghĩa đế quốc và kẻ thù của nhân dân trong mỗi dân tộc, để nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa trở thành một đại gia đình hữu nghị và hòa hợp hợp tác giữa các dân tộc. Phản đối chủ nghĩa dân tộc lớn và chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, nghiêm cấm hành vi phân biệt đối xử, áp bức giữa các dân tộc và những hành động chia rẽ sự đoàn kết của các dân tộc.

Chương 7: Chính sách đối ngoại

Điều 55: Đối với các hiệp ước và thỏa thuận được ký kết giữa Chính phủ Quốc dân đảng và các chính phủ nước ngoài, Chính phủ Nhân dân Trung ương Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa sẽ xem xét tất cả lại, chiểu theo nội dung của các hiệp ước và thỏa thuận này, chúng sẽ được thừa nhận hoặc bãi bỏ, hoặc sửa đổi, hoặc ký kết lại.

Chung Ba
(Bài viết thể hiện lập trường và quan điểm của các nhân tác giả, được đăng trên Vision Times.)