Chủ tịch Tập đoàn Evergrande Trung Quốc Hứa Gia Ấn, người từng có tài sản ròng lên tới 42 tỷ USD, bị giám sát tại nơi cư trú vì liên quan đến phạm tội. Con trai thứ hai của ông, Từ Đằng Hạc, và một số giám đốc điều hành cấp cao cũng bị bắt đi. Đằng sau sự sụp đổ của ông Hứa Gia Ấn được chỉ ra là có liên quan đến các cuộc đấu tranh nội bộ trong giới tinh hoa quyền lực của ĐCSTQ. Một cựu quan chức của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã tiết lộ câu chuyện bên trong về việc ông Hứa Gia Ấn có liên quan đến việc gia nhập gia đình Tăng Khánh Hồng.

Hua Gia An
Vào ngày 29.9, China Evergrande đã đưa ra thông báo cho biết ông Hứa Gia Ấn, chủ tịch hội đồng quản trị, đã bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế, do nghi ngờ phạm tội vi, phạm pháp luật. (Ảnh: Getty Images)

Hứa Gia Ấn bị giam giữ điều tra vì liên quan đến chuyển tiền

Bloomberg lần đầu tiên đưa tin vào ngày 27/9 rằng ông Hứa Gia Ấn đã bị cảnh sát bắt vào đầu tháng này, và bị giám sát tại một địa điểm được chỉ định. Cho đến ngày 29/9, Tập đoàn Evergrande xác nhận ông đã bị áp dụng biện pháp cưỡng chế theo quy định của pháp luật do nghi ngờ phạm tội và vi phạm pháp luật.

Ông Hứa Gia Ấn, 65 tuổi, xuất hiện công khai lần cuối vào ngày 4/7 năm nay, khi ông chủ trì cuộc họp quản lý Câu lạc bộ bóng đá Evergrande.

Trên thực tế, trong gần một tháng, Evergrande đã rơi vào tình trạng xáo động bất an, nhiều quản lý cấp cao đã bị bắt đi điều tra. Đầu tiên, vào tối ngày 16/9, cảnh sát Thâm Quyến tuyên bố sẽ thực hiện các biện pháp cưỡng chế hình sự đối với người bị tình nghi phạm tội như đại diện pháp nhân Evergrande Financial Wealth Management, Giám đốc điều hành kiêm Tổng giám đốc Đỗ Lượng (Du Liang), v.v. Sau đó, ông Chu Gia Lân (Zhu Jialin), chủ tịch Evergrande Life Assurance cũng bị đưa đi điều tra.

Evergrande vẫn đang nợ nần chồng chất. Tính đến ngày 31/12/2022, tổng nợ phải trả của tập đoàn này là 2.437,41 tỷ nhân dân tệ. Đây là nhà phát triển bất động sản mắc nợ nhiều nhất trên thế giới.

Vụ bắt giữ ông Hứa Gia Ấn không thể không liên quan đến khoản tiền hơn 600 tỷ nhân dân tệ “biến mất” khỏi báo cáo tài chính của Evergrande. Vào ngày 17/7, China Evergrande đã đưa ra một thông báo về kết quả hoạt động và liệt kê trong đó rằng do “những thay đổi trong cách xử lý kế toán” của chính mình, doanh thu hàng năm trước đó đã giảm tới 664,3 tỷ nhân dân tệ. Con số này đã gây sốc cho thị trường trong và ngoài nước.

Các vấn đề đằng sau vụ việc của ông Hứa Gia Ấn rất phức tạp và dư luận đã đặt câu hỏi về việc chuyển nhượng tài sản của ông, trong đó có nghi vấn việc ông ly hôn với bà vợ Đinh Ngọc Mai (Ding Yumei) chỉ là giả, và việc ông đã thành lập một quỹ ủy thác gia đình đơn nhất trị giá lên tới 2,3 tỷ USD cho con trai mình ở nước ngoài. Bằng cách thành lập các quỹ tín thác gia đình, những người giàu có có thể đảm bảo rằng con cháu họ không phải lo vấn đề cơm ăn áo mặc.

Evergrande Property vẫn gọi bà Đinh Ngọc Mai là “Bà Hứa” trong báo cáo thường niên năm 2022, báo cáo này đã bị trì hoãn vào tháng 6 năm nay mới công bố. Tuy nhiên, đến ngày 14/8 năm nay, thân phận của bà Đinh Ngọc Mai đã thay đổi. Theo đó, bà Đinh Ngọc Mai được biết đến là “bên thứ ba độc lập với công ty và các chi nhánh”, không được liệt vào danh sách người phối ngẫu của ông Hứa Gia Ấn. Điều này làm dấy lên suy đoán rằng ông Hứa Gia Ấn và vợ đã “ly hôn kỹ thuật”.

Một phóng viên của tờ “Tin tức kinh tế hàng ngày” tại Trung Quốc đã tìm hiểu thông tin Văn phòng đăng ký công ty Hồng Kông và phát hiện bà Đinh Ngọc Mai mang hộ chiếu Canada. Do đó, dư luận đồn đoán ông Hứa Gia Ấn có thể chuyển nhượng tài sản sang tên bà Đinh ngọc Mai có thân phận nước ngoài, nhằm trốn tránh điều tra của chính quyền Trung Quốc.

Một số người trong cuộc ước tính ông Hứa Gia Ấn và “vợ cũ” đã lấy không dưới 200 tỷ từ tài khoản đại chúng của Evergrande một cách công khai. Còn những chuyện chuyển lợi ích bí mật khác thì không biết có bao nhiêu.

Các nhà phân tích chỉ ra rằng ông Hứa Gia Ấn đã chuyển một số tài sản của mình ra nước ngoài thông qua một cuộc “ly hôn kỹ thuật” với bà Đinh Ngọc Mai. Trong số cổ tức khổng lồ mà Evergrande tích lũy được, các công ty nước ngoài ở Quần đảo Virgin thuộc Anh và Quần đảo Cayman, do ông Hứa Gia Ấn và bà Đinh Ngọc Mai kiểm soát 100%, đã nhận phần lớn cổ tức thông qua China Evergrande và chuyển chúng ra nước ngoài trước và sau khi ông Hứa Gia Ấn xảy ra chuyện. Nói cách khác, số tiền thu được từ vụ “ly hôn kỹ thuật” liên quan cuối cùng đã rơi vào túi của “vợ cũ” Đinh Ngọc Mai đang ở nước ngoài.

Những người khác trong ngành đã tóm tắt thủ thuật “chuyển tài sản và rút sạch tiền Evergrande” của ông Hứa Gia Ấn thành 5 bước: Thứ nhất, cá nhân hóa tài sản, nói chính xác hơn là Mỹ hóa tài sản (chuyển tài sản ở Trung Quốc thành tài sản ở Mỹ); thứ hai, nợ hóa công ty, nói một cách chính xác là Trung Quốc hóa nợ (nợ ở trong nước); thứ ba, xã hội hóa rủi ro, nói một cách chính xác là Trung Quốc hóa rủi ro; thứ tư, đăng ký công ty ở nước ngoài và vay tiền từ ngân hàng trong nước; thứ năm, để các khoản nợ phải trả ở trong nước, bảo vệ quyền lợi của chủ nợ ở nước ngoài.

Hứa Gia Ấn leo vào gia đình Tăng Khánh Hồng

Một cư dân mạng có tài khoản “@AsiaFinance” trên nền tảng xã hội X đã đăng bài viết nói rằng theo báo cáo tài chính của Evergrande, bắt đầu từ 3 ranh giới đỏ năm 2018, ông Hứa Gia Ấn đã điên cuồng chuyển khoảng 100 tỷ nhân dân tệ tài sản ra nước ngoài dưới dạng cổ tức và trái phiếu bằng đô la Mỹ. Vì ông Hứa là găng tay trắng, nên số tiền này ở nước ngoài cần tiếp tục được chia ra.

Ở Trung Quốc Đại Lục, sự câu kết giữa chính quyền và doanh nghiệp từ lâu đã được coi là bí mật công khai, đặc biệt là trong ngành bất động sản, đằng sau luôn có bóng dáng của thế lực quyền quý (có đặc quyền đặc lợi) của ĐCSTQ.

Ông Vương Hữu Quần (Wang Youqun), cựu quan chức của Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương ĐCSTQ, mới đây đã đăng một bài viết nói rằng ông Hứa Gia Ấn đã leo vào gia đình của ông Tăng Khánh Hồng, hoạt động kinh doanh của Evergrande mở rộng nhanh chóng và trở thành 1 trong 500 công ty hàng đầu thế giới chỉ trong hơn 20 năm, Hứa Gia Ấn trở thành người giàu nhất Trung Quốc năm 2017.

giang trạch dân
Ông Tăng Khánh Hồng là thân tín của cố lãnh đạo Giang Trạch Dân. (Ảnh ghép: NTDTV)

Bài viết chỉ ra rằng ông Hứa Gia Ấn có mối quan hệ cá nhân rất tốt với ông Đới Vĩnh Cách (Dai Yongge), CEO của Renhe Group. Đới Vĩnh Cách là người đứng sau hỗ trợ tài chính cho gia đình ông Tăng Khánh Hồng, ông Đới từng giúp con trai của ông Tăng Khánh Hồng là Tăng Vĩ (Zeng Wei) mua bất động sản ở Úc, chi khoảng 250 triệu nhân dân tệ (hơn 34 triệu USD) để mua một căn biệt thự. Ông ta cũng chuyển nhượng không bồi hoàn 40% cổ phần của Renhe Group cho vợ của ông Tăng Vĩ là bà Tưởng Mai (Jiang Mei).

Tờ Sydney Morning Herald từng phơi bày, năm 2015, ông Hứa Gia Ấn cho ông Tăng Vĩ mượn căn biệt thự của mình ở Úc để tổ chức tiệc.

Hứa Gia Ấn từng là giám đốc của Liên đoàn Ngành Công nghiệp Văn hóa Hồng Kông. Liên đoàn này được gọi là “Câu lạc bộ người giàu Hồng Kông”. Em trai của ông Tăng Khánh Hồng là Tăng Khánh Hoài từng giữ chức thanh tra đặc biệt của Bộ Văn hóa ĐCSTQ trú tại Hồng Kông, và là Chủ tịch Danh dự trọn đời của Thành phố Văn hóa Trung Hoa tại Hồng Kông, có tiếng nói “hô phong hoán vũ” trong ngành công nghiệp văn hóa Hồng Kông.

Bài viết nói rằng thông qua Liên đoàn Ngành Công nghiệp Văn hóa Hồng Kông, ông Hứa Gia Ấn và Tăng Khánh Hoài đã thiết lập mối quan hệ. Theo báo chí ngoài Trung Quốc đưa tin, khi Tập đoàn Fantasia của Tăng Bảo Bảo (Zeng Baobao, con gái của ông Tăng Khánh Hoài) được niêm yết tại Hồng Kông vào năm 2009, Hứa Gia Ấn, Trịnh Dục Đồng, Lưu Loan Hùng đều đăng ký mua cổ phiếu.

id13431888 49133f99cc4cc9a64dba6261d7d2c63e 600x387 1
Tháng 10/2021, Fantasia công khai vỡ nợ. Trong ảnh là Tăng Bảo Bảo, cháu gái ông Tăng Khánh Hồng. (Ảnh ghép của Epoch Times)

Ông Viên Hồng Băng (Yuan Hongbing), một học giả luật sống ở Úc, từng nói rằng ông Hứa Gia Ấn là găng tay trắng của gia đình ông Tăng Khánh Hồng: “Điều này nổi tiếng trong giới quan chức Trung Quốc. Những người có liên hệ với Hứa Gia Ấn là em trai của Tăng Khánh Hồng, tức Tăng Khánh Hoài và con trai của Tăng Khánh Hồng là Tăng Vĩ. Bản thân Tăng Khánh Hồng không thể nào lộ diện. Tăng Khánh Hoài chính là đại diện cho gia đình Tăng Khánh Hồng.”

Evergrande đã sụp đổ, nhiều quân domino khác sẽ đổ theo

Một số chuyên gia đã cố gắng phân tích sự “sụp đổ” của ông Hứa Gia Ấn từ mức độ sâu hơn. Người ta tin rằng vụ bắt giữ ông Hứa Gia Ấn là một sự kiện mang tính bước ngoặt và đồng nghĩa với việc khép lại một kỷ nguyên bất động sản Trung Quốc.

Học giả Mạc Chi Hứa (Mo Zhixu) cho rằng bất động sản Trung Quốc như vậy thực chất là một kế hoạch lừa đảo Mô hình Ponzi, và Evergrande chỉ là một phần của Mô hình Ponzi này. “Chỉ là vấn đề của Mô hình Ponzi luôn là có người tiếp quản. Sự sụp đổ của Hứa Gia Ấn chỉ là khởi đầu Mô hình Ponzi này, và mọi người sẽ phải trả giá cho nó.”

Ông Tạ Kim Hà, chủ tịch của Wealth Magazine Đài Loan, đã viết trên Facebook: Sau khi quân domino của Hứa Gia Ấn sụp đổ, nhiều quân domino khác sẽ đổ tiếp theo, chẳng hạn như các nhà phát triển bất động sản Country Garden, Sunac, Shimao Group, Kaisa, Sino-Ocean Group, Agile, Aoyuan, v.v. “Bước tiếp theo là bao nhiêu khoản nợ xấu đã bị các tổ chức tài chính nuốt chửng? Nếu giá nhà đất giảm, bao nhiêu người sẽ rơi vào tình trạng vốn chủ sở hữu âm? Khi đó sẽ xảy ra tình trạng giảm đòn bẩy, khủng hoảng nợ chính quyền địa phương, khủng hoảng lương hưu… Toàn bộ Trung Quốc sẽ phải đối mặt với sự điều chỉnh của bong bóng bất động sản, có thể là 10 năm, 20 mươi năm, thậm chí lâu hơn!”.