Hệ thống mạng lưới gián điệp của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) phát triển nhanh chống và mạnh mẽ không chỉ trong nước mà còn vươn ra khắp nơi trên thế giới. Có học giả chỉ ra 3 đặc điểm phát triển của hệ thống này.

shutterstock 1238611105
(Ảnh: M-SUR/ Shutterstock)

Nhiều người công khai và bí mật, tự lừa mình dối người, cũng nhất quyết lên tiếng bênh vực ĐCSTQ, từ vụ thảm sát Thiên An Môn (ngày 4/6/1989), vụ đánh đập dã man người dân Hồng Kông, đến các thảm họa thứ cấp như nhảy lầu, tự tử, chết đói gây ra bởi việc đóng cửa thành phố cho đến nay…

Trong bất kỳ hoàn cảnh nào, họ sẽ nhanh chóng đứng về phía ĐCSTQ, biết rõ những gì có thể nói và những gì không được nói. Lẽ nào họ không có ý thức cơ bản về lương tri và phán đoán đúng sai hay sao?

Tất nhiên, không thể loại trừ khả năng ĐCSTQ thao túng nhận thức. Nhưng có một thực tế không thể công khai rộng rãi và không thể phủ nhận, là rất có thể những người “liếm gót”  ĐCSTQ này đã bị gián điệp thao túng, hoặc họ “quá sợ” những gián điệp của ĐCSTQ xung quanh mình, vậy nên đành phải lấy lòng ĐCSTQ.

Theo phân tích của Tiến sĩ Trình Hiểu Nông (Cheng Xiaonong), một học giả sống tại Hoa Kỳ (từng là Giám đốc Văn phòng Nghiên cứu Toàn diện, thuộc Viện Cải cách Kinh tế, Thể chế Trung Quốc), các cơ quan gián điệp của ĐCSTQ có thể được chia thành 2 hệ thống lớn, gồm quân đội và Bộ An ninh Quốc gia.

Hệ thống này không chỉ liên quan đến giám sát trong nước, mà còn bao gồm các chi nhánh ở nước ngoài. Phạm vi không chỉ giới hạn ở Trung Quốc Đại Lục, mà là toàn thế giới. (Trước đây, bộ phận gián điệp dành riêng cho Đài Loan là Cục Liên lạc, thuộc Tổng cục Chính trị của quân đội Trung Quốc).

“Mối đe dọa mà Chính phủ Trung Quốc (ĐCSTQ) gây ra đối với các doanh nghiệp phương Tây, thậm chí còn còn nghiêm trọng hơn so với những gì mà nhiều doanh nhân giỏi ý thức được,” Giám đốc FBI Christopher Wray cho biết. Chính phủ Trung Quốc (ĐCSTQ) đang sử dụng “mọi công cụ” mà họ nắm được để đánh cắp công nghệ của phương Tây, cuối cùng làm suy yếu các công ty phương Tây và thống trị thị trường.

Tiến sĩ Trình Hiểu Nông đã phân tích chi tiết về bộ phận gián điệp của ĐCSTQ với 3 đặc điểm sau:

1. “Kinh doanh nhờ gián điệp và nuôi gián điệp nhờ kinh doanh”

Sở dĩ bộ phận hoạt động gián điệp của ĐCSTQ có thể phát triển nhanh chóng và mở rộng ra thế giới, hoàn toàn không phải là do những nguồn kinh phí đặc biệt của các cơ quan chức năng, mà chủ yếu là do bộ phận gián điệp của ĐCSTQ đã lợi dụng sự giao lưu kinh doanh sôi nổi trong và ngoài nước sau cải cách và mở cửa, tiến hành bành trướng theo kiểu “kinh doanh nhờ gián điệp và nuôi gián điệp nhờ kinh doanh.”

Bộ phận gián điệp có địa vị đặc biệt, không chỉ có thể ép buộc các doanh nhân phải phục tùng, mà còn cung cấp cho những doanh nhân hợp tác với bộ phận gián điệp những cơ hội kinh doanh độc đáo, từ đó phát triển các doanh nghiệp và tổ chức được hỗ trợ bởi bộ phận gián điệp.

Mô hình kinh doanh này không chỉ mang lại thu nhập ngoài sổ sách khổng lồ cho bộ phận gián điệp của ĐCSTQ, mà còn cung cấp nguồn tiền dồi dào, nhằm mua chuộc những người cung cấp thông tin. Chính nhờ mô hình kinh doanh mới này, mà bộ phận gián điệp của ĐCSTQ đã phát triển nhanh chóng chỉ trong vài năm ngắn ngủi.

2. “Toàn dân hóa hoạt động gián điệp”

Theo việc thi hành “Luật Tình báo Quốc gia Trung Quốc” ngày 27/4/2018, dưới sự thống trị của ĐCSTQ, bất kỳ người Trung Quốc Đại Lục nào cũng phải tuân theo mệnh lệnh của cơ quan gián điệp, nếu không họ sẽ bị bị trừng phạt và có thể cấu thành tội phạm.

Ngoài ra, bộ phận gián điệp cũng được ưu tiên sử dụng phương tiện di chuyển, công cụ liên lạc, địa điểm, tòa nhà của các tổ chức và cá nhân có liên quan, đồng thời họ còn được trang bị nơi làm việc và phương tiện khi cần thiết.

Quy định chi tiết như sau:

Điều 7: “Mọi tổ chức hoặc công dân phải ủng hộ, giúp đỡ và hợp tác với công tác tình báo quốc gia theo quy định của pháp luật, và giữ bí mật về công tác tình báo quốc gia mà mình biết.”

Điều 10: “Cơ quan tình báo quốc gia sử dụng phương pháp, phương tiện và các kênh cần thiết, theo quy định của pháp luật, để thực hiện công tác tình báo ở trong nước và nước ngoài, theo nhu cầu công việc.”

Điều 14: “Cơ quan công tác tình báo quốc gia có thể yêu cầu cơ quan, tổ chức và công dân có liên quan hỗ trợ, giúp đỡ và hợp tác khi cần thiết.”

Các hoạt động gián điệp ngày càng mở rộng của ĐCSTQ ở châu Âu đã vượt qua đối thủ truyền thống là Nga, gây ra mối đe dọa lớn hơn và khiến các nước châu Âu phải cảnh giác.

Các thủ đoạn mà gián điệp ĐCSTQ sử dụng cũng khác với Nga, đó là họ thường sử dụng cách tiếp cận “toàn xã hội”, từ việc thu được bí mật thương mại hoặc công nghệ để gây ảnh hưởng chính trị, và các hoạt động gián điệp này có mặt ở khắp nơi.

3. Đánh cắp qua Internet

ĐCSTQ đã thiết lập một hệ thống giám sát mạng toàn diện tại các địa điểm công cộng trong nước. Không chỉ vậy, các công ty liên quan đến ĐCSTQ (như Công ty Kỹ thuật số Hikvision Hàng Châu) đã mở rộng hệ thống giám sát này ra nhiều nước trên thế giới.

Theo cách này, các hoạt động gián điệp đã phát triển từ hoạt động gián điệp truyền thống, sang hoạt động gián điệp phiên bản 2.0, kết hợp nguồn nhân lực và công nghệ cao, đồng thời mang lại sự thuận tiện lớn cho ĐCSTQ trong việc thu thập thông tin gián điệp.

Vậy thì chẳng phải cứ lừa mình dối người ngoan ngoãn nghe lời ĐCSTQ là bình an vô sự hay sao? Kỳ thực, nhìn lại lịch sử đấu tranh và giết chóc của ĐCSTQ, những “ông lớn” như Lưu Thiếu Kỳ, Bành Đức Hoài, Giang Thanh đều trở thành tử tù chỉ sau một cái lật bàn tay, số người bị giết người diệt khẩu nhiều vô số. Huống hồ những người cung cấp thông tin ẩn danh và im lặng kia?

Bình Minh (t/h)