Một trận động đất mạnh 6,2 độ richter xảy ra ở huyện Tích Thạch Sơn, tỉnh Cam Túc, khiến hơn 1.000 người thương vong và phá hủy hơn 150.000 ngôi nhà. Giống như những thảm họa khác, có nhiều sự thật Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) sẽ không bao giờ nói ra.

dong dat Cam Tuc
Một tòa nhà bị sập sau trận động đất ở Dahejia, huyện Jishishan, tỉnh Cam Túc, tây bắc Trung Quốc hôm 19/12/2023. (Ảnh: PEDRO PARDO/AFP qua Getty Images)

Mọi người không khỏi thắc mắc, những trận động đất cỡ này thường xuyên xảy ra ở Đài Loan và Nhật Bản, họ chưa bao giờ chứng kiến ​​thiệt hại nặng nề như vậy. Sau 72 giờ đã không thể tìm thấy dữ liệu cập nhật về tổn thất trực tuyến.

Một số kênh truyền thông đưa tin, ngày 13/9 năm nay, một cuộc diễn tập động đất đã được tổ chức tại thành phố Lan Châu, tỉnh Cam Túc. Nội dung diễn tập là “một trận động đất mạnh 6,2 độ richter xảy ra ở quận Tây Cố, thành phố Lan Châu, có tâm chấn sâu 10 km” tương tự như trận động đất ở huyện Tích Thạch Sơn vào ngày 18/12.

Về vấn đề này, một số cư dân mạng thẳng thắn cho rằng nó “tương tự như các cuộc diễn tập tại sân bay Vũ Hán trước đại dịch viêm phổi Vũ Hán (COVID-19)”, nghi ngờ trận động đất là do con người tạo ra.

Điều này vượt ngoài khả năng của con người. Tuy nhiên, tác hại và nỗi đau của thiên tai và thảm họa do con người gây ra càng trở nên tuyệt vọng hơn. Người dân lên án sự coi thường của ĐCSTQ đối với tính mạng con người qua những biểu hiện sau:

1. Hơn 30 giờ sau trận động đất, hoạt động tìm kiếm cứu nạn đã dừng lại

Trận động đất xảy ra lúc 23h59 ngày 18/12, tương đương 0h ngày 19/12. Tuy nhiên, vào ngày 20/12, Trụ sở Cứu trợ Động đất tỉnh Cam Túc đã tổ chức họp báo tại huyện Tích Thạch Sơn, thông báo rằng vào lúc 3h chiều ngày 19/12, công tác cứu hộ về cơ bản đã kết thúc.

Thời gian vàng để cứu trợ động đất là 72 giờ. Tuy nhiên ngay vào ngày hôm sau, ĐCSTQ đã chính thức tuyên bố ngừng hoạt động cứu trợ, thời gian giải cứu chỉ có 15 giờ.

Tại một số thôn miền núi xa xôi, lực lượng cứu hộ còn chưa đặt chân đến. Cư dân mạng dẫn lời người dân làng nói rằng: “Nhiệt độ lúc đó xuống tới âm 10 độ C. Ai đến cứu? Cán bộ, chiến sĩ điều động trực thăng, hàng chục xe cộ. Hàng trăm cán bộ, chiến sĩ tới đây chỉ để biểu diễn, họ chụp ảnh xong thì quay về. Có cán bộ, chiến sĩ nói lạnh cóng thế này cứu gì mà cứu?”

2. Lặp lại vở kịch lũ lụt Trác Châu, từ chối sự giải cứu từ bên ngoài

Theo báo cáo truyền thông của ĐCSTQ, ngày 19/12, Bộ chỉ huy cứu trợ động đất tại chỗ tỉnh Cam Túc và Cục quản lý khẩn cấp tỉnh Cam Túc thông báo, khu vực thảm họa đang cần khẩn cấp một lượng lớn máy phát điện, áo khoác bông, lều bông, bếp nhiên liệu an toàn, thực phẩm và các vật dụng mùa đông khác.

Cục quản lý khẩn cấp đã thiết lập “Cơ chế điều phối cứu trợ xã hội trong trận động đất tại Tích Thạch Sơn, Lâm Hạ ngày 19/12”. Vì vậy “không khuyến khích lực lượng cứu hộ xã hội từ các tỉnh, thành phố khác tự tìm đến.”

Dư luận nghi ngờ mục đích của chính quyền là nhằm ngăn chặn người ngoài tiết lộ tình hình thực tế tại khu vực thảm họa, không biết các quan chức đang giấu giếm điều gì.

Trong trận lũ lụt ở Trác Châu năm nay, quan chức địa phương đã cản trở, thậm chí xua đuổi các đội cứu hộ nước ngoài với lý do “phối hợp thống nhất”, bị nghi ngờ là nhằm ngăn chặn rò rỉ tình hình bi thảm và số người thương vong trong khu vực thảm họa tại địa phương.

3. Che giấu số người chết thực tế và mức độ thảm họa

Chỉ nửa ngày sau trận động đất, các quan chức thông báo rằng hơn 100 người đã chết. Tuy nhiên 3 ngày sau, số người chết chỉ tăng thêm 20 người.

Từ những video bị rò rỉ trên Internet có thể thấy thương vong rất nặng nề. Một vụ “cát dâng” đã xảy ra tại thôn Kim Điền và Thảo Than, thị trấn Trung Xuyên, thành phố Hải Đông, tỉnh Thanh Hải.

Cát sỏi dưới sông dâng lên một cách kỳ lạ, chảy về phía ngôi làng, vây quanh làng. Lớp bùn dày có chiều cao sóng 3m cuốn lên và nhanh chóng chôn vùi nhiều ngôi nhà. Người, gia súc, gia cầm, đồng ruộng và mọi thứ khác bị bao vây, cuốn trôi và chôn vùi bởi bùn đất.

Theo báo chí địa phương, chỉ riêng ở thôn Kim Điền đã có tới 414 hộ gia đình với 1.836 người.

Mặt khác, ĐCSTQ lại mạnh miệng đưa ra những tin tức tích cực và ấm áp.

“87.000 người ở Cam Túc đã được chuyển đến ‘nơi ở tạm thời’.”

“Sở cứu hỏa kiểm tra từng lều, để đảm bảo mỗi lều đều có bếp, chăn, nệm.”

“Các nạn nhân có mì nóng và bánh bao nóng để ăn.”

Nhưng tin tức được cư dân mạng ở vùng thiên tai gửi đến lại là:

“Toàn lời dối trá, không ai quan tâm đến chúng tôi cả.”

“Chính phủ Nhân dân và Quân đội Giải phóng Nhân dân đang bận duy trì ổn định, đâu có thời gian quan tâm tới chúng tôi?”

“Lại bắt đầu lợi dụng thiên tai để lừa gạt, đánh lạc hướng sự chú ý của mọi người, trục lợi cho bản thân.”

4. Quản lý và kiểm soát dư luận

Cục Khí tượng Cam Túc cho biết, những thông báo không chính thức chỉ là tin đồn. Sau mỗi đợt thảm họa, những người đăng tải những thông tin không được chính quyền cho phép sẽ bị bắt, bỏ tù, đánh đập và tra tấn.

Câu “Các nạn nhân dưới đống đổ nát cầu nguyện Bồ Tát bảo hộ, nhưng không ai cầu xin ĐCSTQ hay Tổng Bí thư Tập Cận Bình ban phúc” của tôi không thể đăng trên trang web của ĐCSTQ, và ngay lập tức bị xóa trên mạng xã hội.

Tất cả những từ ngữ và hình ảnh phàn nàn, yêu cầu chính phủ làm điều gì đó, hoặc phản ánh thảm họa đều bị coi là tiêu cực và không được công bố. Chỉ có thể là lãnh đạo gửi lời thăm hỏi ấm áp, phóng viên chọn đúng góc độ, lãnh đạo nắm tay các nạn nhân. Nạn nhân cảm động rơi nước mắt: Tôi tin đảng sẽ gửi chăn mền và mì nóng đến…

Theo báo cáo của tờ “Nam Hoa Tảo báo” thân ĐCSTQ của Hồng Kông, sáng thứ Sáu (15/12), các nhà nghiên cứu ở Thiểm Tây đã nhận được cảnh báo bằng văn bản về việc đọc dữ liệu bất thường từ nhiều thiết bị cảm biến. Nhóm nghiên cứu đã tính toán rằng có khả năng cao sẽ xảy ra một trận động đất với cường độ 6,27 độ richter trong vòng 3-5 ngày.

Lẽ ra các nhà nghiên cứu nên báo cáo lên cấp trên, chứ không phải đăng thông tin này trên “Nam Hoa Tảo báo”. Đây rõ ràng là dấu hiệu cho thấy, các nhà nghiên cứu không sẵn lòng nhận trách nhiệm thay cho ĐCSTQ, thậm chí đây còn là biểu hiện chống trả chính quyền Tập Cận Bình.

“Cấp trên” đành phải dập tắt tin động đất và không thông báo cho người dân. Về việc những “chuyên gia” cho rằng chất lượng nhà kém và độ sâu của trận động đất khá nông, chỉ là nhằm tìm đường cho ĐCSTQ trốn tránh trách nhiệm.

Các chuyên gia cho rằng ĐCSTQ công khai rầm rộ một cách bất thường về thảm họa ở Cam Túc, là nhằm chuyển hướng sự chú ý của người dân khỏi dịch bệnh đang diễn ra.

Tất cả những gì ĐCSTQ làm đều là vì quyền lực chính trị. Nếu thấy thứ gì có thể ảnh hưởng đến quyền lực chính trị của mình, ĐCSTQ sẽ điên cuồng lao vào và đàn áp họ đến chết.

Mai Sơn Tử
(Bài viết chỉ thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả, được đăng trên Vision Times.)