Cùng với tình hình kinh tế khó khăn là hàng loạt các cuộc biểu tình xảy ra tại nhiều nơi ở Trung Quốc. Mới nhất là vụ hàng trăm chủ sở hữu tài sản ở Hồ Nam đã tập trung vào ngày 9/12 để giăng biểu ngữ bảo vệ quyền lợi của mình và phản đối hành vi lạm dụng bạo lực của cảnh sát.

maxresdefault
Ngày 9/12/2023, hàng trăm chủ sở hữu tài sản ở Trung Mậu Thành, huyện Trường Sa, TP. Trường Sa, tỉnh Hồ Nam đã giăng biểu ngữ bảo vệ quyền lợi của mình. (Ảnh cắt từ video)

Biểu tình ở Hồ Nam

Kể từ năm 2019, hơn 3.000 chủ sở hữu bất động sản ở Trung Mậu Thành, huyện Trường Sa, TP. Trường Sa, tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc đã nhiều lần xuống đường phản đối việc nợ tiền thuê nhà, không những chưa được giải quyết mà còn bị cảnh sát đàn áp, và thậm chí có người còn bị đánh trọng thương.

Cư dân mạng “Yesterday” đã đăng một video lên YouTube vào ngày 10/12 cho biết, vào ngày 9/12, hàng trăm chủ sở hữu tài sản ở Trung Mậu Thành, huyện Trường Sa, tỉnh Hồ Nam lại tụ tập để yêu cầu lấy lại cửa hàng của họ và phản đối hành vi bạo lực của cảnh sát. Những người biểu tình đã cho người đi đường xem những bức ảnh về bạo lực của cảnh sát trong các hành động trước đây, cũng như một số lượng lớn biểu ngữ và khẩu hiệu.

Trong quá trình bảo vệ quyền lợi của mình, các chủ sở hữu đã tuần hành trong trung tâm thương mại, đập nồi, chảo và thổi còi để bày tỏ sự bất bình trước việc chủ đầu tư nợ tiền thuê nhà quá lâu và việc cảnh sát lạm dụng bạo lực. Hoạt động đòi và bảo vệ quyền lợi tiếp diễn cho đến tối cùng ngày, trong khoảng thời gian này, cảnh sát duy trì ổn định cố giật biểu ngữ từ tay chủ sở hữu, “dẫn đến một số xung đột quy mô nhỏ giữa hai bên”. Kể từ năm 2019, 3.000 chủ sở hữu bất động sản ở Trung Mậu Thành đã nhiều lần xuống đường nhưng cho đến nay vẫn chưa có tiến triển gì đáng kể.

Đoạn video cho thấy rất nhiều chủ sở hữu tài sản đã tụ tập trong và ngoài trung tâm mua sắm để tuần hành, kèm theo tiếng gõ, những biểu ngữ mà họ cầm bằng vải trắng và chữ đen có nội dung: 

“Các chủ sở hữu đã không trả được tiền thuê nhà, Trung Mậu Thành đất động núi rung, máu rửa Trung Mậu Thành!”

“Gian thương chiếm cửa hàng kinh doanh không trả tiền thuê, đáng xấu hổ!”

“Chủ sở hữu không nhận được chút gì, dẫn đến cuộc sống khó khăn!” 

“Sẽ không được chết một cách tử tế, loại chó đen đánh chủ sở hữu ở Trung Mậu Thành!” 

“Chủ sở hữu không nhận được tiền thuê nhà, mạng sống vẫn còn thì sẽ không ngừng đòi tiền cho thuê!”

Một số lượng lớn cảnh sát đã giật lấy các tấm biểu ngữ một cách thô bạo, hiện trường trở lên hỗn loạn.

Những người biểu tình còn cho người qua đường xem những bức ảnh cảnh sát đối xử bạo lực trước đây, trong đó có bức ảnh cảnh sát đánh một người biểu tình ngã xuống đất với dòng chữ “Nỗi bi ai của người dân! Nỗi bi ai xã hội pháp chế!”

Còn có một bức ảnh cho thấy, một người phụ nữ nằm trên giường bệnh với dòng chữ “Bố tôi là anh hùng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ viện trợ Triều Tiên, còn chồng tôi là cựu chiến binh trong Chiến tranh Việt Nam, nhưng lại bị đánh gãy xương và bị thương nặng. Công lý ở đâu!”

Các chủ sở hữu Trung Mậu Thành ở huyện Trường Sa, thành phố Trường Sa, tỉnh Hồ Nam đã nhiều lần biểu tình bảo vệ quyền lợi của mình nhưng đều bị cảnh sát đàn áp.

Theo thông tin được lan truyền trên mạng, kể từ ngày 11/11, các chủ cửa hàng ký gửi (Consignment store) ở Trung Mậu Thành, huyện Trường Sa, TP. Trường Sa, tỉnh Hồ Nam một lần nữa phát động hành động bảo vệ quyền lợi vào ngày 25/11. Hàng trăm chủ cửa hàng đã tập trung tại Trung Mậu Thành để yêu cầu các cửa hàng của họ phải đóng cửa. Một số chủ sở hữu còn ném chai, thùng nước khoáng vào lực lượng cảnh sát và nhân viên an ninh để bày tỏ sự không hài lòng và phản đối. Vì không thể nhận tiền thuê các cửa hàng mà họ đã mua, 3.000 chủ sở hữu đã đưa ra nhiều hành động bảo vệ quyền lợi kể từ năm 2019.

Về vấn đề này, một số cư dân mạng bình luận:

“Chỉ bằng cách cầm vũ khí, bạn mới có thể bảo vệ quyền lợi của mình … Nếu không, nếu phản kháng, thì bạn sẽ bị đánh.”

“Chủ sở hữu vẫn không thể nhận được tiền cho thuê? Hãy đuổi người thuê đi? Sao lại làm ngược lại?” 

“Giải pháp của ĐCSTQ là trì hoãn. Dồn những chủ sở hữu này vào chỗ chết, vấn đề sẽ được giải quyết. Đây là số phận tất yếu khi đầu tư vào Trung Quốc, một nền kinh tế thị trường của chính quyền không có giới hạn thấp nhất.”

Biểu tình ở chợ ngọc trai lớn nhất thế giới tại Chiết Giang

Suy thoái kinh tế của Trung Quốc đã dẫn đến hỗn loạn, và nhiều vụ “cắt rau hẹ” khác nhau đã gây ra các cuộc biểu tình quần chúng bất tận. Theo báo thông tin chia sẻ trên mạng, hơn 1000 thương nhân tại Thành phố quốc tế Ngọc trai và Trang sức quốc tế Hoa Đông, ở TP. Chư Kỵ, tỉnh Chiết Giang, nơi được mệnh danh là chợ ngọc trai lớn nhất thế giới, đã đóng cửa tập thể vào ngày 8/12 để phản đối do giá thuê cửa hàng tăng gấp 6 lần.

Thành phố Chư Kỵ được mệnh danh là Thủ đô ngọc trai của thế giới và là trung tâm phân phối ngọc trai nước ngọt thô lớn nhất thế giới. Thành phố quốc tế Ngọc trai và Trang sức Hoa Đông được thành lập năm 2006, với tổng diện tích 1,2 triệu mét vuông. Thị trường tỏa ra hơn 60 quốc gia và khu vực bao gồm Mỹ, Nhật Bản, Nga và Đông Nam Á, tổng khối lượng giao dịch ngọc trai nước ngọt hàng năm chiếm 80% tổng khối lượng cả nước Trung Quốc và hơn 75% tổng khối lượng giao dịch ngọc trai nước ngọt trên thế giới. Đây là cơ sở chuỗi cung ứng ngọc trai trực tuyến và ngoại tuyến lớn nhất trên thế giới.

Biểu tình ở tỉnh Hồ Bắc

Ngoài ra còn có tin tức lan truyền trên mạng rằng hơn một nghìn thương nhân tại Trung tâm Hương Hà của Thành phố Phụ tùng Ô tô Quốc tế Thành Hoàn ở huyện Hương Hà, TP. Lang Phường, tỉnh Hà Bắc đã đình công tập thể vào ngày 13/11 để phản đối việc Thành phố Phụ tùng Ô tô Quốc tế vi phạm hợp đồng và tăng tiền cho thuê. Một số thương nhân cho biết, hộ kinh doanh vừa thanh toán tiền thuê nhà và phí quản lý vào tháng 10 nhưng ban quản lý đã vi phạm hợp đồng vào tháng 11 khi yêu cầu thêm phí quản lý hơn 20.000 nhân dân tệ.  Đoạn video cho thấy, trước cổng Thành phố Phụ tùng Ô tô Quốc tế Thành Hoàn được cho là đã tụ tập đông đảo người buôn bán để phản đối, họ cùng nhau hét lên: “Trả lại nhà! Trả lại nhà!”

Theo thông tin chia sẻ trên mạng, vào ngày 6/12, các chủ sở hữu tại bất động sản Nam Quốc ở Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc đã tụ tập để phản đối việc chủ đầu tư này nợ tiền thuê nhà. Trong video, họ hô khẩu hiệu phản đối: “Nam Quốc trả lại tiền [cho chúng tôi]!”

Đã có sự gia tăng các cuộc biểu tình xã hội ở Trung Quốc. Theo Đài Á Châu Tự Do đưa tin, báo cáo mới nhất của China Dissent Monitor do tổ chức nhân quyền quốc tế “Freedom House” có trụ sở tại Mỹ công bố cho thấy từ tháng 1 đến tháng 3/2023, có tổng cộng 583 sự kiện biểu tình xảy ra ở Trung Quốc, nâng tổng số sự kiện biểu tình từ tháng 6/2022 đến tháng 4/2023 lên 2.230 sự kiện, với ít nhất 29.000 người tham gia. 78% trong số các cuộc biểu tình này là tuần hành biểu tình, 10% là biểu tình giăng biểu ngữ kháng nghị, 4% là cản trở chiếm đóng, 3% là khiếu kiện tập thể và 3% là đình công.