Các biện pháp giảm thiểu rủi ro của phương Tây đã tác động đến nền kinh tế Trung Quốc. Bên cạnh đó, sự phục hồi kinh tế chậm chạp của Trung Quốc, 3 làn sóng ‘phá sản, thất nghiệp và lao động trở về quê’ đã ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế, khiến sinh kế của người dân càng khó khăn hơn.

that nghiep o trung quoc
Ngày 24/12/2020, người dân thành phố Hoài An, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc xếp hàng nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp. (Ảnh: He jinghua / Shutterstock)

Các biện pháp giảm thiểu rủi ro của phương Tây tác động đến nền kinh tế Trung Quốc

Các nhà đầu tư nước ngoài không hài lòng với các chính sách của Bắc Kinh trong phần lớn thời gian của năm nay, dữ liệu kinh tế chính thức của Trung Quốc đã chứng minh rõ ràng tác động của các chiến lược “giảm thiểu rủi ro” của phương Tây đối với nền kinh tế Trung Quốc. Hoạt động sản xuất bất ngờ giảm trong tháng 10, trong khi xuất khẩu tăng tốc độ suy giảm. Đầu tư trực tiếp nước ngoài của Trung Quốc từ tháng 7 – tháng 9 lần đầu tiên ghi nhận mức nhập siêu tính theo quý, cho thấy áp lực của dòng vốn chảy ra ngoài Trung Quốc.

Theo báo cáo của Reuters hôm 28/11, ông Jordan England, người đứng đầu công ty nội thất Mỹ Industry West, cho biết các nhà cung cấp Trung Quốc của công ty ông là tốt nhất trong ngành, nhưng địa chính trị và suy thoái kinh tế đã khiến ông đang tìm nguồn cung ứng nhiều sản phẩm hơn từ Mexico, Đông Nam Á, Đông Âu và Trung Đông, “Tôi đang muốn rời khỏi Trung Quốc”.

Ông chỉ ra rằng sau khi Washington áp thuế thương mại đối với Bắc Kinh vào năm 2018, nhiều công ty bắt đầu thực hiện chiến lược đa dạng hóa để đảm bảo rằng họ không hoàn toàn phụ thuộc vào các nhà cung cấp Trung Quốc.

Ông Nicholas Lardy, thành viên cấp cao tại Viện Kinh tế Quốc tế Peterson, cho biết trong một báo cáo rằng dữ liệu mới cho thấy các công ty nước ngoài ở Trung Quốc không chỉ từ chối tái đầu tư mà còn bán các khoản đầu tư hiện có và gửi tiền ra khỏi Trung Quốc. Báo cáo cho biết xu hướng này có thể làm suy yếu thêm đồng nhân dân tệ và làm suy yếu tiềm năng tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc.

Cộng đồng doanh nghiệp từ lâu đã quan ngại về các vấn đề như địa chính trị, chính quyền Bắc Kinh thắt chặt quy định và môi trường cạnh tranh có lợi hơn cho doanh nghiệp nhà nước. Nhưng lần này thì khác, lần đầu tiên sau 4 thập kỷ kể từ khi Trung Quốc mở cửa đón đầu tư nước ngoài, các quản lý cấp cao đã bày tỏ lo ngại về triển vọng tăng trưởng dài hạn.

Một cuộc khảo sát được tổ chức nghiên cứu The Conference Board công bố vào tuần trước cho thấy, hơn 2/3 số CEO được khảo sát cho biết nhu cầu ở Trung Quốc vẫn chưa trở lại mức trước COVID-19.

Ông Jordan England cho biết, ông lo lắng về việc các nhà cung cấp Trung Quốc, những người cũng sản xuất cho thị trường nội địa Trung Quốc, sẽ ứng phó như thế nào trước sự suy thoái nghiêm trọng của thị trường nhà đất ở nước này. “Tôi lo lắng số lượng công nhân trong các nhà máy này sẽ giảm từ 500 xuống 200 rồi xuống còn 100.”

Các cơ quan thương mại cho biết, xét đến việc Bắc Kinh triển khai luật phản gián rộng hơn, đột kích vào các công ty tư vấn và thẩm định cũng như ban hành lệnh cấm xuất cảnh, nên sau dịch bệnh, Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường tuyên bố Trung Quốc sẽ mở cửa cho các nhà đầu tư nước ngoài, nhưng tuyên bô này vấp phải sự hoài nghi của một số hội đồng quản trị phương Tây.

Ông Hồ Tổ Lục (Hu Zuliu,) người sáng lập Primavera Capital Group, do sự bất ổn kinh tế vĩ mô ngày càng gia tăng, triển vọng thị trường vốn ảm đạm và tác động tiếp tục của các cuộc đàn trước đây đối với các ngành như công nghệ và giáo dục, tình hình hiện tại của Trung Quốc đã gây ra tổn hại đáng kể cho nền kinh tế thực thể. Ông cũng cho biết các công ty cổ phần tư nhân tập trung vào Trung Quốc đang chuyển vốn sang Đông Nam Á, Úc và Châu Âu.

3 làn sóng ảnh hưởng đến kinh tế, khiến sinh kế của người dân càng khó khăn hơn

Các biện pháp giảm thiểu rủi ro được phương Tây áp dụng kết hợp với sự phục hồi chậm chạp trong nội bộ nền kinh tế Trung Quốc, dẫn đến làn sóng phá sản các khoản tiết kiệm, thất nghiệp và phải quay trở về quê ở Trung Quốc.

Các công ty Trung Quốc đã sa thải một lượng lớn nhân viên vì rất khó tìm được việc làm, nhiều công nhân sẽ không quay trở lại các thành phố lớn và sẽ có làn sóng người về quê ăn Tết trước.

Làn sóng phá sản, thất nghiệp, sa thải đã trở thành chủ đề nóng trên mạng xã hội Trung Quốc. Chủ đề về việc một lượng lớn “nhân viên cổ trắng” (làm công việc trong văn phòng) ở các thành phố lớn như Thâm Quyến và Thượng Hải về quê sớm 3 tháng để đón năm mới do công ty sa thải, đã có thời điểm trở thành chủ đề nóng trên mạng xã hội Weibo.

Gần đây trên Internet rộ lên thông tin gần 20 doanh nghiệp tư nhân lớn đã giải tán các phòng ban, sa thải nhân viên. Trên nền tảng xã hội Douyin của Trung Quốc, một số cư dân mạng than thở rằng rất khó tìm được công việc khác sau khi bị một công ty sa thải. Một người đàn ông phàn nàn trên mạng rằng anh đã thất nghiệp suốt 5 tháng. Anh đã gửi hơn 8.000 hồ sơ trực tuyến và phỏng vấn trực tuyến khoảng 27 công ty nhưng không được chấp nhận.

Chi nhánh game của ByteDance của Trung Quốc cho biết trong một tuyên bố rằng hoạt động kinh doanh game của họ sẽ bị thu hẹp. Đối với các game đã ra mắt và đang hoạt động tốt, sẽ tìm cách thoái vốn nhưng vẫn đảm bảo hoạt động; đối với các dự án chưa ra mắt, ngoại trừ một số ít dự án đổi mới sáng tạo và dự án công nghệ liên quan, tất cả sẽ ngừng hoạt động. Vào ngày 27/11, nhiều dự án của Nuverse đã tổ chức các cuộc họp nội bộ để thông báo cho nhân viên về những bố trí nói trên. Một nguồn tin khác chỉ ra rằng ByteDance đã yêu cầu nhân viên ngừng phát triển các trò chơi chưa phát hành trước tháng 12 và sẽ tìm cách thoái vốn các trò chơi đã phát hành.

Theo Đài Á Châu Tự Do (RFA) đưa tin hôm 28/11, một nhân viên công ty Internet ở Thượng Hải không muốn tiết lộ danh tính, nói rằng một số lượng lớn các công ty công nghệ ở Thượng Hải và Thâm Quyến đã đóng cửa và sa thải nhân viên, dù là quản lý cấp trung và hay nhân viên kỹ thuật cấp cao: “Ngưng phát triển sản phẩm mới. Sa thải nhân viên kỹ thuật, trong đó có một số quản lý cấp trung. Sau khi những người này rời đi, họ khó có thể quay lại Thượng Hải.”

Trong video đăng trực tuyến, một người dân Thâm Quyến cho biết, vẫn còn vài tháng nữa mới đến Tết cổ truyền, nhưng một số lượng lớn lao động nhập cư đã về nhà sớm để đón Tết vì không tìm được việc làm mới. Cô nói: “Bây giờ mới chỉ là tháng 11, thực sự có một lượng lớn người ở Thâm Quyến trở về quê. Tôi nghe nói hàng triệu người đã rời Thâm Quyến từ sớm. Một số người đã hét lên một cách đau lòng khi phải rời đi. Sau khi rời đi, sẽ không quay lại nữa. Thực ra việc về quê sớm không có gì mới, nhưng năm nay sớm hơn 3 tháng, thậm chí còn trở thành tìm kiếm nóng.”

Về tình trạng khó khăn hiện nay của nền kinh tế Trung Quốc, nhà bình luận tài chính cấp cao Thái Thận Khôn (Cai Shenkun) cho biết trong một cuộc phỏng vấn với RFA rằng  những khó khăn mà Trung Quốc gặp phải không thuần túy là vấn đề kinh tế, mà chủ yếu là do yếu tố chính trị, là vấn đề chính trị: “Cho dù đó là doanh nghiệp hoặc cá nhân hay vốn nước ngoài hay quan chức và người dân bình thường, bây giờ không còn niềm tin vào tương lai. Cả công ty lẫn cá nhân đều không lập những kế hoạch sâu và dài hạn. Doanh nghiệp chỉ nghĩ đến việc làm thế nào để sống được ngày nào hay ngày đó, chứ đừng nói đến cá nhân.”

Ông Thái Thận Khôn cho rằng các vấn đề hiện tại của Trung Quốc không phụ thuộc vào việc chính phủ ban hành một chính sách nhất định, trong đó có 25 biện pháp được đưa ra gần đây để hỗ trợ nền kinh tế tư nhân, nhưng thực ra không có nội dung thực chất: “Chính phủ muốn phát triển kinh tế tư nhân thì phải tạo môi trường tốt, nhưng hiện tại không có. Doanh nghiệp tư nhân hoàn toàn bị loại ra rìa, chỉ hô khẩu hiệu mà không có nội dung thực chất, thì làm sao đưa doanh nghiệp tư nhân phát triển.”

Ngày 27/11, thông tin đăng tải trên website của Ngân hàng Trung ương Trung Quốc cho thấy 8 cơ quan bao gồm Ngân hàng Trung ương Trung Quốc, Cơ quan Giám sát Tài chính Nhà nước, Ủy ban Điều tiết Chứng khoán Trung Quốc, Cục Quản lý Ngoại hối Nhà nước, Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia, Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin, Bộ Tài chính và Liên đoàn Công nghiệp và Thương mại toàn Trung Quốc, đã cùng ban hành “Thông báo về việc tăng cường các biện pháp hỗ trợ tài chính để hỗ trợ sự phát triển và tăng trưởng của nền kinh tế tư nhân”. Theo đó, đề xuất 25 biện pháp cụ thể hỗ trợ kinh tế tư nhân.

Điều đáng lưu ý là nội dung của Điều 18: Mở rộng kênh nguồn tài trợ cho các tổ chức tài chính ngân hàng. Hỗ trợ các tổ chức tài chính ngân hàng phát hành trái phiếu tài chính và sử dụng nguồn vốn huy động để cho doanh nghiệp tư nhân vay. Đối với các tổ chức tài chính ngân hàng hỗ trợ mạnh mẽ doanh nghiệp tư nhân, trên cơ sở đáp ứng đủ điều kiện phát hành trái phiếu sẽ ưu tiên hỗ trợ phát hành các công cụ vốn để bổ sung vốn.

Về vấn đề này, ông Nhậm Trọng Đạo, nhà nghiên cứu tại tổ chức tư vấn nước ngoài Kinh tế Chính trị Thiên Quân tin rằng việc ngân hàng trung ương Trung Quốc in tiền không kiểm soát và phát hành tiền tệ quy mô lớn đã hình thành một “lỗ đen” thanh khoản, và việc giải phóng thanh khoản sẽ không giúp ích gì cho việc thúc đẩy nền kinh tế. “Hỗ trợ các tổ chức tài chính ngân hàng phát hành trái phiếu tài chính và sử dụng nguồn vốn huy động để cho doanh nghiệp tư nhân vay” là nỗ lực nhằm hấp thụ thanh khoản dư thừa và sau đó điều chỉnh dòng vốn, nhưng tình hình kinh tế không tốt, mặt hạn chế của nguồn vốn tập trung ở doanh nghiệp nhà nước lộ rõ.