Dường như những “dư chấn” vẫn tiếp tục trong bộ máy ngoại giao của Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) sau vụ ông Ngoại trưởng Tần Cương mất tích và bị cách chức. Gần đây ông Thứ trưởng Quách Nghiệp Châu (Guo Yezhou) bị bãi chức không rõ nguyên nhân. Ngoài ra, cựu Đại sứ tại Pháp là Lư Sa Dã (Lu Shaye) cũng biến mất trong hai hội nghị quan trọng gần đây của ĐCSTQ, có tin đồn ông này đã “mất tích”.

Lu sa Da
Đại sứ Trung Quốc tại pháp Lư Sa Dã. (Ảnh chụp màn hình video)

Về ông Quách Diệp Châu

Ông Quách Nghiệp Châu là Thứ trưởng Ban Đối ngoại Trung ương ĐCSTQ, phụ trách ngoại giao, mới 57 tuổi, tuy nhiên trên trang web của Bộ này, ông Quách đã biến mất khỏi danh sách “Lãnh đạo Bộ” trong hai cuộc họp quan trọng của hệ thống ngoại giao ĐCSTQ vào cuối năm 2023. Trung Quốc không cho biết nguyên nhân cũng không có tuyên bố gì về tung tích của ông Quách. Dư luận suy đoán khả năng có liên quan đến vụ án ông Tần Cương.

Đầu tháng 11/2023, tạp chí “Giám sát kỷ luật Trung Quốc” đã đăng một bài viết có chữ ký của ông Trương Tế Văn – Trưởng Ban Kiểm tra và giám sát kỷ luật của Ủy ban Kiểm tra kỷ luật Trung ương trú tại Văn phòng Đối ngoại Trung ương – nêu rõ các vấn đề ngoại giao và đối ngoại của cán bộ “gây nguy cơ hủ bại tương đối cao”, “phải có biện pháp chủ động ngăn ngừa, giải quyết rủi ro trong lĩnh vực công tác đối ngoại này”.

Về Đại sứ ‘sói chiến’ Lư Sa Dã

Nhắc đến ông Lư Sa Dã, nhiều người có thể nhớ ngay rằng khi còn là đại sứ tại Pháp, ông này đã nhiều lần có những phát ngôn kiểu ‘sói chiến’ khiến công luận chú ý, tiêu biểu như cuộc phỏng vấn với truyền thông Pháp vào tháng 4 năm ngoái, ông đã công khai tuyên bố không có chuyện gia đình ông Tập Cận Bình bị bức hại vào thời cách mạng văn hóa Trung Quốc, đồng thời phủ nhận chủ quyền của Liên Xô cũ. Những tuyên bố khiến cư dân mạng Trung Quốc gọi ông Lư Sa Dã là “đảng viên trung thành đã giả mạo lịch sử”.

Phát ngôn của ông Lư Sa Dã đã gây ra sóng gió ngoại giao.

Chủ tịch Loiseau Tiểu ban An ninh và Quốc phòng (SEDE) của Nghị viện châu Âu, chỉ ra: “Những ai cho rằng chế độ Tập Cận Bình quan tâm đến luật pháp quốc tế nhất định phải lắng nghe. Chỉ trong vài câu, đại sứ Trung Quốc đã nói với chúng ta rằng các nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ là những nước không có chủ quyền”.

Ngoại trưởng Edgars Rinkevich của Latvia yêu cầu ông Lư Sa Dã rút lại nhận xét và đưa ra lời giải thích.

Ông Lư Sa Dã tuyên bố cảm thấy rất vinh dự được nhận danh hiệu “chiến binh sói”, đồng thời chửi rủa những người ở Mỹ và các nước phương Tây chỉ trích ĐCSTQ là “những con chó điên”.

Phát ngôn của ông Lư đã khiến người phát ngôn Bộ Ngoại giao ĐCSTQ buộc phải lên tiếng nói lại vấn đề về chủ quyền của Liên Xô cũ.

Sau đó có thông tin cho rằng ông Lư Sa Dã đã bị chính quyền ĐCSTQ triệu hồi về nước và bị loại ra bên lề các hoạt động công vụ, có tin đồn ông Lư đã bị cách chức.

Cuối năm 2023, Bắc Kinh đã tổ chức hai cuộc họp quan trọng về đối ngoại, một là Hội nghị công tác đối ngoại của Ban Chấp hành Trung ương ĐCSTQ, hai là Hội nghị công tác của Bộ Ngoại giao với các phái viên ngoại giao trú ở nước ngoài. Hội nghị có tham gia của lãnh đạo ĐCSTQ Tập Cận Bình, có mặt các đại sứ của ĐCSTQ tại các nước lớn và đại diện của các tổ chức quốc tế quan trọng. Tuy nhiên tại các hội nghị này không thấy bóng dáng ông Lư Sa Dã, cho thấy có vẻ như sự nghiệp quan lộ của ông Lư không mấy tốt đẹp.

Một số phương tiện truyền thông phân tích, nếu ông Lư còn đương chức thì không có lý do gì mà không tham gia các hoạt động nêu trên, trừ khi ông ta bị nhiễm COVID-19 nghiêm trọng. Nếu ông Lư đã bị thay thế mà ĐCSTQ chưa thể công bố thì có lẽ vì lo ngại gây thêm những ồn ào từ thế giới bên ngoài trong vấn đề tiếng xấu của chính sách ngoại giao “sói chiến”.

Nhìn lại trường hợp gần đây của ông Cảnh Sảng (Geng Shuang) – nhà ngoại giao cấp đại sứ của ĐCSTQ tại Liên Hợp Quốc và cũng từng là người phát ngôn Bộ Ngoại giao – bị tin đồn trốn sang Mỹ cùng vợ do liên lụy trong vụ án ông Tần Cương, nhà chức trách ĐCSTQ đã nhanh chóng công khai bác bỏ tin đồn. Vậy tại sao đối với trường hợp của Quách và Lư thì không thấy xác nhận nhưng cũng không bác bỏ? Phải chăng họ ngầm thừa nhận?

Nhà bình luận chính trị hiện tại Lý Lâm Nhất (Li Linyi) cho rằng do nền chính trị của ĐCSTQ không minh bạch nên nhiều tin đồn chính trị không ngừng được lan truyền ở nước ngoài, những thông tin ngày càng kịch tính do ĐCSTQ vào thời có nhiều dấu hiệu cho thấy nguy cơ sụp đổ. Người dân Trung Quốc từ lâu đã bất mãn với chế độ toàn trị, mong chờ những thay đổi lớn quyền lực chính trị Trung Quốc. Những thông điệp này phù hợp với mong muốn của người dân Trung Quốc nên thường được cộng đồng mạng hào hứng chia sẻ. Nhiều nhà quan sát chỉ ra điều này thực sự phản ánh tâm lý của người dân, cho thấy người dân Trung Quốc rất mong chờ ĐCSTQ sụp đổ.