Mới đây, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thẳng thắn cho rằng “con đường [của Trung Quốc] sẽ không bằng phẳng”. Giới quan sát cho rằng Trung Quốc đang gặp phải những thách thức nghiêm trọng cả bên trong và bên ngoài trên nhiều lĩnh vực như kinh tế, chính trị, v.v.

GettyImages 1248928751
Ảnh Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong cuộc gặp với Thủ tướng Nga tại Moscow vào ngày 21/3/2023. (Nguồn ảnh: DMITRY ASTAKHOV/SPUTNIK/AFP qua Getty Images)

Ông Tập Cận Bình cảnh báo: Con đường phía trước sẽ không bằng phẳng

Mới đây trong buổi tiệc quốc yến nhân dịp kỷ niệm ngày Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) thành lập chính quyền, Chủ tịch Tập Cận Bình tỏ ra trang nghiêm và thần sắc có chút mệt mỏi, bài phát biểu của ông cũng khiến người nghe cảm thấy sự lo lắng của ông. Ông nhấn mạnh “con đường dưới chân sẽ không bằng phẳng”, điều này tiết lộ một thông điệp bất thường.

Các nhà quan sát chính trị nhận thấy rằng với tư cách là nhà lãnh đạo tối cao, ông Tập Cận Bình thường chỉ phát biểu trong những năm có đuôi 0 hoặc 5, trong 10 năm qua ông đã có tổng cộng 2 lần phát biểu, còn lại là các bài phát biểu của cựu Thủ tướng Lý Khắc Cường. Nhưng lần này, kỷ niệm 74 năm (không phải năm có đuôi 0 hoặc 5), nhưng đương nhiệm Thủ tướng Lý Cường không phát biểu, không rõ là có ý sâu xa gì không. Hơn nữa, từ cảnh quay được truyền thông nhà nước tiết lộ, có thể thấy một số dấu hiệu cho thấy tại sao ông Tập Cận Bình lại có vẻ mặt nghiêm nghị, và một số người lẽ ra có mặt nhưng lại vắng mặt. Chẳng hạn như hai thân tín mà ông Tập thăng chức sau Đại hội toàn quốc lần thứ 20 của ĐCSTQ là cựu Ngoại trưởng Tần Cương, Bộ trưởng Quốc phòng Lý Thượng Phúc đều vắng mặt. Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Ngụy Phượng Hòa, và là chỉ huy đầu tiên của Quân chủng Tên lửa, cũng vắng mặt.

Ngày 2/10, Đài Phát thanh Quốc tế Pháp (RFI) đã đăng một bài phân tích nói một số chuyên gia cho rằng bài phát biểu của ông Tập Cận Bình là một “lời cảnh báo”, cho thấy ông đang phải đối mặt với nguy cơ, thách thức của “những rắc rối bên trong và bên ngoài” và đang bối rối. Trên bình diện quốc tế, Trung Quốc đang gặp khó khăn sau nhiều năm đối đầu với Mỹ; kinh tế trong nước phục hồi chậm chạp, tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên vẫn ở mức cao, giá bất động sản sụt giảm và tài sản của người dân bị thu hẹp nghiêm trọng; vụ bắt giữ ông Hứa Gia Ấn của Evergrande cũng là một trong những “điềm xấu” mới nhất; Một số quan chức cấp cao của đảng, chính phủ và quân đội lần lượt biến mất, điều này cho thấy công việc nội bộ của chế độ Tập Cận Bình không “ổn định” như thế giới bên ngoài tưởng tượng, quyền lực của ông Tập cũng không được “mạnh mẽ” như tưởng tượng.

Trong số tất cả các vấn đề trong và ngoài nước, các nhà phân tích nhìn chung cho rằng khả năng phục hồi kinh tế yếu kém là khó khăn lớn nhất mà chính quyền Tập Cận Bình phải đối mặt. Đặc biệt vào ngày 28/9, tập đoàn bất động sản khổng lồ Trung Quốc Evergrande Group đã đưa ra thông báo xác nhận ông Hứa Gia Ấn (chủ tịch hội đồng quản trị công ty) “đã bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế theo quy định của pháp luật do nghi ngờ phạm tội và vi phạm pháp luật”. Ngay khi tin tức này xuất hiện, giá cổ phiếu của nhiều công ty con của Evergrande đã lao dốc và buộc phải tạm ngừng giao dịch.

Theo Wall Street Journal, Evergrande có thể phải đối mặt với số phận bị chia tách hoặc thanh lý do sự can thiệp của cơ quan quản lý Trung Quốc, đây là “điềm báo xấu” đối với các công ty bất động sản khác đang trên bờ vực phá sản và thị trường bất động sản Trung Quốc, bởi vì ngành bất động sản chiếm tới 1/4 nền kinh tế Trung Quốc.

Thị trường đều có nhận thức chung rằng tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc trong năm nay sẽ không đạt được mục tiêu 5% hàng năm mà Bắc Kinh đặt ra. Ngân hàng đầu tư Nhật Bản Nomura Holdings nâng nhẹ dự báo tăng trưởng GDP của Trung Quốc năm nay từ 4,6% lên 4,8% vào ngày 28/9, nhưng dự báo tăng trưởng năm 2024 vẫn ở mức thấp 3,9%. Nomura cho rằng do ảnh hưởng của trường bất động sản, xuất khẩu yếu kém và niềm tin của doanh nghiệp tư nhân suy yếu, v.v, nền kinh tế Trung Quốc sẽ tiếp tục trì trệ hoặc thậm chí xấu đi trong những tháng tới.

Theo thống kê của Thông tấn xã Trung ương Đài Loan (CNA), ít nhất 76 chuyên gia tài chính quốc tế và 6 tổ chức đầu tư đa quốc gia đều đồng ý: Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc trong năm 2023 và 2024 sẽ thấp hơn dự kiến.

Theo Đài Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA) đưa tin hôm 1/10, ông Trương Hồng Lâm (Zhang Honglin), giám đốc điều hành của Liên minh Công dân Giám  sát Quốc hội có trụ sở tại Đài Bắc, cho biết trước tình hình kinh tế yếu kém và “tiền trở lên ít hơn” trong những năm gần đây, ông Tập Cận Bình thực tế đã thắt chặt kiểm soát xã hội, điều này có thể buộc người dân Trung Quốc phải suy nghĩ xem liệu sau khi mất đi kẹo ngọt của kinh tế, có nên tiến tới tìm kiếm sự tham gia chính trị thích đáng và quyền ngôn luận dân chủ hay không, thậm chí thách thức tính hợp pháp trong chính quyền Tập.

Về những thách thức bên trong và bên ngoài mà ông Tập Cận Bình phải đối mặt, ông Trương Ngũ Nhạc, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Quan hệ Hai bờ eo biển tại Đại học Tamkang ở thành phố Tân Bắc, Đài Loan, cho biết đánh giá từ cuộc họp Bộ Chính trị của Ban Chấp hành Trung ương ĐCSTQ mà ông Tập Cận Bình chủ trì vào ngày 24/7, tập trung vào tình hình kinh tế hiện nay, ông ấy hiển nhiên coi vấn đề kinh tế là vấn đề được ưu tiên hàng đầu.

Phân tích: Không còn con đường bằng phẳng, sóng to gió lớn sắp đến

Ông Nhậm Trọng Đạo (Ren Zhongdao), một nhà nghiên cứu tại tổ chức tư vấn nước ngoài “Kinh tế và Chính trị Thiên Quân”  đã chỉ ra rằng một thực tế không thể chối cãi là các quỹ tiếp tục thoát khỏi Trung Quốc. Ngoài làn sóng tháo chạy của các quỹ nước ngoài, các quỹ trong nước của Trung Quốc cũng đang chuyển ra nước ngoài. Nhìn lại dữ liệu chính thức, chúng ta có thể thấy rằng tình trạng tháo chạy vốn quy mô lớn đã xảy ra trong các năm 2014-2016 và 2020-2022, mỗi lần vượt quá 2000 tỷ USD. Đến mức lãnh đạo ĐCSTQ Tập Cận Bình đã tiếp tục lên tiếng, yêu cầu tất cả các bộ phận “kiên quyết giữ vững điểm mấu chốt trong việc ngăn ngừa rủi ro tài chính mang tính hệ thống”.

Đánh giá về “Trình bày và phân tích quan trọng về công tác tài chính” của ông Tập Cận Bình được truyền thông ĐCSTQ đưa tin trong những năm qua, cho thấy ông Tập đã dần thay đổi từ việc yêu cầu “kiên quyết giữ vững điểm mấu chốt để ngăn ngừa rủi ro tài chính mang tính khu vực”, sang “kiên quyết giữ vững điểm mấu chốt trong việc ngăn ngừa rủi ro tài chính mang tính hệ thống”.

Trong báo cáo trước Đại hội toàn quốc lần thứ 20 của ĐCSTQ vào tháng 10 năm ngoái, ông Tập Cận Bình nói rằng chúng ta phải chuẩn bị sẵn sàng để đương đầu với những thử thách lớn.

Có thể thấy, dòng vốn chảy ra nhanh chóng và quy mô lớn đã đe dọa đến an toàn của hệ thống tài chính, đến mức lời nói và thái độ của ông Tập Cận Bình đã thay đổi rất nhiều.

Ngoài ra, ông Tập từng nói: “Tôi luôn ủng hộ các doanh nghiệp tư nhân và tôi đã từng làm việc ở những nơi mà kinh tế tư nhân tương đối phát triển.”

Nhà nghiên cứu Nhậm Trọng Đạo cho rằng trên thực tế, ông Tập Cận Bình hy vọng sẽ củng cố vị thế của doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế để kiểm soát nền kinh tế Trung Quốc tốt hơn. Nếu không, ông ấy đã không nói: “Doanh nghiệp quốc hữu là để tăng cường thực lực toàn diện của đất nước… cần phải tự tin, làm mạnh, làm tốt, làm lớn”.

Trong suy nghĩ của ông Tập, ổn định chính trị là điều kiện tiên quyết quan trọng cho sự phát triển kinh tế của Trung Quốc nên ông cố gắng đảm bảo ổn định chính trị bằng cách tăng cường kiểm soát các doanh nghiệp nhà nước, bởi dù sao thì cán bộ của doanh nghiệp nhà nước cũng là có cấp bậc hành chính, thậm chí do Ban Tổ chức Trung ương ĐCSTQ bổ nhiệm. Theo quan điểm của ông Tập, chiến lược này là cần thiết vì nền kinh tế Trung Quốc đã phát triển đến giai đoạn phải “thống nhất” “có trật tự” hơn để đối phó với cái mà ông gọi là “những thay đổi lớn chưa từng thấy trong một thế kỷ qua”.

Kinh tế tư nhân đang thoi thóp, tương lai Trung Quốc rất rõ ràng

Chính quyền ĐCSTQ và giới kinh tế nhìn chung đều cho rằng kinh tế tư nhân trong nền kinh tế Trung Quốc có vai trò “56789”, tức là kinh tế tư nhân đóng góp 50% nguồn thu thuế, 60% GDP (tổng sản phẩm quốc nội), 70% thành tựu đổi mới công nghệ, chiếm 80% lao động thành thị, 90% số lượng doanh nghiệp, đóng góp hơn 50% cho ngành công nghiệp, hơn 50% đầu tư và hơn 50% xuất nhập khẩu.

Trong 6 tháng qua, chính quyền ĐCSTQ và truyền thông của ĐCSTQ liên tục tục ca ngợi nền kinh tế tư nhân. Ví dụ, truyền thông nhà nước của ĐCSTQ đã đăng một bài xã luận có tựa đề “Kinh tế tư nhân và doanh nghiệp tư nhân không được để bị mất uy tín”, nói rằng sự ổn định kinh tế và phát triển lâu dài của Trung Quốc không thể tách rời khỏi sự phát triển liên tục của nền kinh tế tư nhân, không nên tạo ra một cuộc đối đầu do con người gây ra giữa nền kinh tế công hữu và nền kinh tế phi công hữu. Không thể làm xấu doanh nghiệp tư nhân nói chung, “doanh nghiệp tư nhân, doanh nhân tư nhân là của chúng ta”. Về mặt chế độ và pháp luật, phải thực hiện đối xử bình đẳng giữa doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân.

Chính quyền tỉnh Hải Nam đã ban hành 26 biện pháp hỗ trợ phát triển kinh tế tư nhân trong nửa đầu năm, trong đó nêu rõ “doanh nhân tư nhân liên quan đến vụ án nếu có thể không bắt thì không bắt, nếu có thể không truy tố thì không truy tố, nếu có thể không bị kết án thực sự thì không kết án thực sự.”

Tờ “Financial Times” của Anh chỉ ra rằng nguyên nhân là vì ở phương diện kinh tế, mục tiêu chính của chính quyền Bắc Kinh là khôi phục tốc độ tăng trưởng kinh tế đang chậm lại của Trung Quốc, cải thiện sinh kế của người dân và ổn định thị trường bất động sản đang gặp khó khăn, đồng thời tìm cách hỗ trợ tài chính và khủng hoảng nợ của hàng chục chính quyền địa phương.

Các nhà phân tích chỉ ra rằng bản chất là môi trường kinh doanh tiếp tục xấu đi, đặc biệt là các doanh nghiệp tư nhân đã trở thành những con cừu chờ bị giết thịt. Khi chính quyền địa phương thu hút đầu tư, họ hứa sẽ cung cấp điều kiện và môi trường thoải mái cho các doanh nghiệp tư nhân. Tuy nhiên, sau khi một số công ty đầu tư số tiền khổng lồ để bắt đầu hoạt động, chính quyền địa phương thường lấy nhiều lý do để lật lọng, thậm chí lật mặt, những lời hứa ban đầu trở thành những lời hứa suông và một số công ty rơi vào tình cảnh khó khăn. Chính quyền quá đùa giỡn với pháp luật, quan chức chỉ cần một lời là lách luật, phải làm theo yêu cầu của họ, nếu trái với ý muốn của họ, thì có thể sẽ phải chịu mức án nặng nề như Tôn Đại Ngọ (Sun Dawu, một tỷ phú Trung Quốc trong lĩnh vực nông nghiệp, bị kết án 8 tội danh với 18 năm tù và phạt 3,11 triệu nhân dân tệ vào năm 2021).