Việc bà Bành Lệ Viện, phu nhân của lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) Tập Cận Bình, xuất hiện nhiều lần trong thời gian gần đây, một lần nữa làm dấy lên đồn đoán từ thế giới bên ngoài.

Banh Le Vien
Vào ngày 24/3, bà Bành Lệ Viện tại tỉnh Hồ Nam. (Ảnh cắt từ video)

Chiều 28/3, bà Bành Lệ Viện gặp gỡ đại diện giáo viên và học sinh Đội hợp xướng tiếng Trung của Trường Trung học ​​Burggymnasium của Đức đang thăm Trung Quốc, cuộc gặp diễn ra tại trường Trung học cơ sở số 35 Bắc Kinh.

Vào ngày 24/3, trang web chính thức của Ủy ban Y tế Quốc gia ĐCSTQ đã đăng một báo cáo bằng hình ảnh, văn bản và video rằng bà Bành Lệ Viện, với tư cách là Đại sứ thiện chí của Tổ chức Y tế Thế giới về phòng chống bệnh lao và AIDS, đang khảo sát công tác phòng chống bệnh lao cơ sở. Cùng đi với bà có Phó Chủ tịch Ủy ban Y tế Quốc gia của ĐCSTQ kiêm Cục trưởng Cục Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Quốc gia Vương Hạ Thắng (Wang Hesheng), và thành viên của Ủy ban Thường trực Tỉnh ủy Hồ Nam kiêm Phó Tỉnh trưởng Trương Nghênh Xuân.

Bà Bành Lệ Viện đã xuất hiện nổi bật ở Hồ Nam cùng với các quan chức cấp cao. Người ngoài đồn đoán rằng bà có thể sẽ sớm bước lên sân khấu chính trị, đóng vai chính trong bộ phim “Phu nhân tham chính”, thậm chí có thể trở thành Giang Thanh thứ hai (vợ của Mao Trạch Đông, cựu lãnh đạo ĐCSTQ).

Trong “Cách mạng Văn hóa“, Giang Thanh trở thành Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương tại Đại hội toàn quốc lần thứ IX của ĐCSTQ năm 1969. Vào những năm 1970, bà thành lập “Tứ nhân bang” (Bè lũ bốn tên) cùng với Trương Xuân Kiều, Diêu Văn Nguyên, Vương Hồng Văn, và tham gia vào cuộc tranh giành quyền lực trong nội bộ ĐCSTQ.

Giang Thanh
Cảnh bà Giang Thanh, vợ ông Mao Trạch Đông, bị xét xử. (Ảnh: MXH)

Vai trò của bà Bành Lệ Viện và phái đoàn Hồ Nam của bà đã thu hút sự chú ý. Nhà bình luận thời sự Thái Thận Không (Cai Shenkun) nói với Đài Á châu Tự do (RFA) rằng mặc dù ông Tập Cận Bình khá tập trung, nhưng xét cho cùng, không giống như sự cô lập của đất nước trong thời Mao Trạch Đông, ông Tập hiện đang áp dụng lập trường cởi mở về kinh tế. Vì vậy, sẽ cần thời gian để xem liệu bà Bành Lệ Viện có trở thành Giang Thanh thứ hai hay không. Hiện tại, những người bên dưới không gây ra mối đe dọa nào cho ông Tập, nên ông không cần phải đẩy bà Bành lên hàng đầu, hơn nữa, cho dù bà Bành có vào Bộ Chính trị, thì cũng chưa chắc đã phát huy được vai trò lớn hơn so với hiện tại.

Ông Thái Thận Khôn nói, mặc dù không có dấu hiệu nào cho thấy bà Bành Lệ Viện sẽ vào Bộ Chính trị và đảm nhận các vị trí quan trọng trong thời gian ngắn, nhưng bà Bành, một người Sơn Đông, có thể đã có quyền tiến cử nhân sự, điều này liên quan đến việc bổ nhiệm hoặc tái tuyển dụng nhiều quan chức Sơn Đông. Trong khi bà Bành Lệ Viện tiến hành các chuyến thăm và nghiên cứu riêng, bà cũng tiếp xúc và kiểm tra các quan chức, các quan chức Sơn Đông nổi tiếng là “trung thành” với các lãnh đạo cao nhất của ĐCSTQ.

Đây không phải là lần đầu tiên bà Bành Lệ Viện gặp gỡ các quan chức hoặc tham gia công tác ngoại giao một mình. Trong những năm gần đây, bà thường xuyên xuất hiện trong nhiều dịp khác nhau.

Vào ngày 15/9/2021, bà Bành Lệ Viện và ông Tập Cận Bình đã đến Tây An để tham dự Đại hội thể thao toàn quốc Trung Quốc lần thứ 14. Vào ngày 15/10 năm đó, bà tham dự Lễ trao giải Giáo dục Nữ sinh và Nữ sinh UNESCO năm 2021 thông qua liên kết video ở Bắc Kinh và có bài phát biểu. Vào ngày 26/10 năm đó, bà đã gửi thư chúc mừng tới lễ khánh thành khuôn viên trường Juilliard Thiên Tân.

Vào tháng 11/2021, bà Bành Lệ Viện đã nhận lời phỏng vấn bằng văn bản cho số đặc biệt của tạp chí “The Courier” của UNESCO với tư cách là Đặc phái viên của UNESCO, nhằm thúc đẩy giáo dục cho trẻ em gái và phụ nữ.

Vào ngày 15/9/2023, bà đã gặp phu nhân của Tổng thống Zambia – bà Mutinta, người đã tháp tùng Tổng thống Zambia Hichilema trong chuyến thăm Trung Quốc tại Bắc Kinh.

Bà Bành Lệ Viện có nhiều chức vụ đại sứ. Theo báo cáo của CCTV, ít nhất bà cũng được hưởng đãi ngộ của một phó lãnh đạo quốc gia của ĐCSTQ.