Vì sao đàn áp Pháp Luân Công tại Trung Quốc chưa chấm dứt hẳn?
- Trần Hưng
- •
Hiện nay, trong hay ngoài Trung Quốc, ngay cả tại Việt Nam, nhiều người tự hỏi rằng ông Tập Cận Bình không chủ trương đàn áp Pháp Luân Công, vì sao thỉnh thoảng vẫn nghe thấy có người tập Pháp Luân Công bị bắt tại Trung Quốc? Vì sao cuộc đàn áp đẫm máu ở Thiên An Môn năm 1989 không liên quan đến ông Tập Cận Bình nhưng đến nay vẫn chưa được công bố sự thật?
Ngược thời gian về năm 1999, cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân phát động đàn áp Pháp Luân Công, đã sử dụng nguồn tài lực vật lực rất lớn của quốc gia, bao gồm cả bộ máy tuyên truyền khổng lồ, với dự tính sẽ xóa sổ Pháp Luân Công trong vòng 3 tháng.
Điều nằm ngoài dự tính của ông này là sau 3 tháng, tính đến nay đã hơn 17 năm, Pháp Luân Công không những không bị tiêu diệt, mà phát triển không ngừng tại hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ. Ngay chính tại Trung Quốc, một số nơi người dân đã bắt đầu ra công viên tập luyện công khai, từ chính phủ đến địa phương, quan chức đến thường dân vẫn âm thầm tập Pháp Luân Công bất chấp tuyên truyền giả dối của phe cánh ông Giang Trạch Dân. Vì suy cho cùng, Pháp Luân Công dạy con người sống theo “Chân – Thiện – Nhẫn”, làm người tốt, hành thiện, luyện tập khí công để có sức khỏe, vốn là những điều tự nhiên như hơi thở, là điều bình thường trong bất kỳ xã hội văn minh bình thường nào. Dẫu ông Giang có khoác lên Pháp Luân Công hết tấm áo choàng mê tín rồi chính trị và hơn 17 năm bị đàn áp, bức hại, thậm chí bị giết để lấy nội tạng, những người tu Pháp Luân Công vẫn chỉ chọn những giải pháp ôn hòa bất bạo động để phản ánh sự thật và thỉnh nguyện cả thế giới hỗ trợ chấm dứt bức hại. Chỉ với một chi tiết đó đủ cho thấy, tuyên truyền vu oan cho Pháp Luân Công của ông Giang không có một cơ sở vững chãi nào. Ngược lại, quốc tế ngày càng nhìn rõ và làm áp lực để Trung Quốc chấm dứt đàn áp Pháp Luân Công.
Ngày 13/6 năm nay, Hạ viện Mỹ đã thông qua Nghị quyết 343 yêu cầu chính quyền Trung Quốc chấm dứt hoạt động mổ cướp nội tạng đối với các tù nhân lương tâm trong đó có của người tu Pháp Luân Công, đồng thời kết thúc cuộc đàn áp Pháp Luân Công vốn đã kéo dài 17 năm qua.
Gần đây, trong ngày đầu tiên của phiên họp toàn thể Nghị viện châu Âu (12/9), Chủ tịch Nghị viện ông Schulz đã chính thức công bố Bản tuyên bố số 48 được 414 nghị viên ký thông qua: kêu gọi dừng hành vi mổ cướp nội tạng các tù nhân lương tâm đang diễn ra tại Trung Quốc, bao gồm việc tiến hành điều tra độc lập ngay lập tức. Bản tuyên bố nêu rõ, liên tục có những báo cáo đáng tin cậy chỉ ra rằng, có việc mổ cướp nội tạng một cách có hệ thống, được nhà nước bao che, nạn nhân là những tù nhân lương tâm đang còn sống, là những người tu Pháp Luân Công, người Duy Ngô Nhĩ, người Tây Tạng và người Ki-tô giáo.
Cưỡi lên lưng hổ rồi khó xuống
Bản thân ông Giang Trạch Dân hiểu rõ, nếu hiện nay ngừng đàn áp Pháp Luân Công, thì người dân Trung Quốc và toàn thế giới sẽ biết những gì ông tuyên truyền về Pháp Luân Công hoàn toàn là bịa đặt. Vậy thì tội ác bắt giữ phi pháp, cưỡng bức lao động và mổ cướp nội tạng của hàng ngàn người tu Pháp Luân Công ai sẽ là người đứng ra chịu trách nhiệm? “Cưỡi lên lưng hổ rồi khó xuống”, ông Giang Trạch Dân giờ chỉ còn biết sống được ngày nào thì duy trì đàn áp ngày đó nhằm che đậy tội ác đã gây ra.
Vì vậy, dù đã nghỉ hưu rồi, nhưng ông vẫn tìm mọi cách để nắm quyền lực và có sự ảnh hưởng đến bộ máy chính trị. Năm 2002, khi rời khỏi chức vụ và bàn giao cho ông Hồ Cẩm Đào, ông Giang đã bố trí người của mình vào nắm hết các chức vụ quan trọng từ trung ương đến địa phương.
Công an thì có ông Chu Vĩnh Khang, Lý Đông Sinh nắm quyền; Quân đội thì có ông Từ Tài Hậu và Quách Bá Hùng. Ông Từ Tài Hậu giữ chức Phó Chủ tịch Quân ủy, là người thực quyền tha hồ thao túng quân đội. Ngoài ra, ông Giang còn bố trí 9 người của mình vào Thường ủy Cục Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), không ngừng lôi kéo và xây dựng băng đảng. Có phân tích chỉ ra rằng, cái cơ cấu chính trị kiểu như “chín rồng trị nước, mỗi con một nơi” này, không chỉ để lại kẽ hở chính trị, mà còn tạo thành cái thói quen “kéo bè kéo cánh”. Từ đế chế trong tay ông Chu Vĩnh Khang cho đến việc gia tộc nắm giữ thiên hạ của ông Bạc Hy Lai cũng không ngoại lệ.
Vì vậy, ông Hồ Cẩm Đào thực chất chỉ là một lãnh đạo “bù nhìn”, ngay cả người bạn thân của ông này là Trương Mãnh Nghiệp vì tu Pháp Luân Công mà bị bức hại, ông Hồ cũng chỉ có thể nuốt hận vào lòng mà không thể làm được gì.
Năm 2012, ông Hồ bàn giao quyền lực lại cho ông Tập Cận Bình. Nhưng ông Giang Trạch Dân lại muốn đàn em là Bạc Hy Lai lên nắm quyền. Bạc Hy Lai là mẫu đàn em thăng tiến rất nhanh nhờ đàn áp đẫm máu người tu Pháp Luân Công. Nếu đưa Bạc Hy Lai lên lãnh đạo đất nước thì ông Giang sẽ rất yên tâm rằng cuộc đàn áp vẫn tiếp diễn và tội ác của mình sẽ được che đậy. Vì thế, ông giao cho Bạc Hy Lai và Chu Vĩnh Khang cùng các đàn em khác thực hiện kế hoạch chi tiết, tạo chính biến, lật đổ ông Tập.
“Người tính không bằng trời tính”, trong lúc kế hoạch đang thực hiện trôi chảy, thì bất ngờ ngay trước Đại hội lần thứ 18, ngày 6/2/2012, cánh tay phải của Bạc Hy Lai là Giám đốc Công an tỉnh Trùng Khánh Vương Lập Quân chạy trốn vào Lãnh sự quán Mỹ ở Thành Đô để bảo toàn mạng sống.
Vương Lập Quân đã trao cho Mỹ tài liệu về cuộc chính biến của phe cánh ông Giang Trạch Dân, đồng thời nêu rõ tội ác mổ cắp nội tạng sống người tu Pháp Luân Công do Bạc Hy Lai thực hiện.
Sự việc này khiến kế hoạch của ông Giang bị bại lộ và đổ bể. Đại hội 18 diễn ra và Tập Cận Bình trở thành lãnh đạo Trung Quốc, không chấp nhận trở thành bù nhìn như ông Hồ Cẩm Đào, ông Tập đã thực hiện chiến dịch “đả hổ diệt ruồi” khiến các quan chức tham nhũng hủ bại thuộc phe cánh ông Giang Trạch Dân lần lượt ngồi tù.
Những “con hổ to” nhất trước đây tưởng chừng bất khả xâm phạm như Chu Vĩnh Khang, Bạc Hy Lai, Từ Tài Hậu, Quách Bá Hùng lần lượt bị bắt và tuyên án. Kế đó, tay chân của những “hổ to” này như Trương Việt, Lý Đông Sinh, Chu Bản Thuận, Triệu Lệ Bình, Võ Trường Thuận, Tô Hoành Chương, Tần Ngọc Hải, Chu Minh Quốc, Mã Kiện, Nhạc Đại Khắc, v.v… cũng lần lượt bị bắt. Tất cả những người này đều có chung một đặc điểm là tham gia đàn áp Pháp Luân Công.
Vì sao cuộc đàn áp vẫn chưa chấm dứt hẳn?
Hiện nay, mặc dù phe cánh ông Giang Trạch Dân bị bắt rất nhiều, nhưng tay chân của ông này vẫn còn đông và nhen nhúm hy vọng có thể lật đổ được ông Tập Cận Bình.
Cở sở cho hy vọng ấy nằm ở 3 ông Trương Đức Giang, Trương Cao Lệ và Lưu Vân Sơn, hay còn gọi là “nhị Trương nhất Lưu”, là 3 Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Trung Quốc, đều là người thuộc phe ông Giang Trạch Dân, trực tiếp đối đầu với ông Tập Cận Bình, Du Chính Thanh và Vương Kỳ Sơn.
“Nhị Trương nhất Lưu” này vẫn theo chủ trương của ông Giang đàn áp Pháp Luân Công, che giấu sự thật về thảm sát Thiên An Môn, hai tội ác kinh thiên động địa do bàn tay của ông Giang nắm vai trò là thủ phạm chủ chốt. Do đó, tại một số địa phương nơi chân rết của ông Giang còn nắm quyền, chuyện bắt người tu Pháp Luân Công vẫn còn tiếp diễn.
>> “Đấu trường sinh tử” giữa Giang Trạch Dân và Tập Cận Bình: Quyền lực bằng mọi giá
Bên cạnh đó, hệ thống tuyên truyền nằm trong tay ông Lưu Vân Sơn tiếp tục đưa thông tin sai lệch về Pháp Luân Công và thảm sát Thiên An Môn. Không chỉ vậy, những phát biểu của ông Tập Cận Bình và Vương Kỳ Sơn cũng bị cắt xén, bóp méo, gây tổn hại uy tín không ít đến hai ông này.
Thông điệp của Tập Cận Bình
Từ trước đến nay, các quan chức Trung Quốc khi đi công tác nước ngoài, gặp phải biểu ngữ của người tu Pháp Luân Công đều phải xấu hổ cúi mặt. Tuy nhiên, với Tập Cận Bình thì khác, ngày 20 và 21/11/2014, trong chuyến công du New Zealand, ông Tập đã vẫy tay và cười rất tươi với những người tu Pháp Luân Công đang giơ biểu ngữ yêu cầu đưa ông Giang Trạch Dân ra xử theo pháp luật. Hành động này của ông không chỉ gửi thông điệp đến Pháp Luân Công, mà còn là thông điệp cho thấy ông không đứng cùng hàng ngũ đàn áp Pháp Luân Công của ông Giang Trạch Dân.
Không chỉ vậy, ông Tập Cận Bình còn tiến hành nhiều bước nhằm tháo gỡ tình hình Pháp Luân Công trong nước như: liên tục xử lý các quan chức tham gia vào cuộc đàn áp, ra chính sách mở đường cho người tu Pháp Luân Công tiến hành kiện ông Giang Trạch Dân lên tòa án tối cao, mở hội nghị tại quê hương người sáng lập Pháp Luân Công để nhấn mạnh việc “kiện toàn chế độ để tránh có án sai, đối với các án sai trong quá khứ sẽ sửa chữa dựa trên pháp luật mới hiện hành, yêu cầu tìm rõ căn nguyên, tránh lặp lại sai lầm cũ”, phát biểu rằng các nhóm dân tộc và tôn giáo khác nhau của Trung Quốc chính là văn minh 5.000 năm Trung Hoa, sẽ liên tục phát triển sinh sôi không ngừng, không có chuyện bị tàn lụi… Nhưng một khi chưa xử lý dứt điểm “nhị Trương nhất Lưu” thì khó có thể đưa ông Giang Trạch Dân ra trước pháp luật và công khai sự thật về Pháp Luân Công và cuộc thảm sát Thiên An Môn.
>> “Đấu trường sinh tử” giữa phe “Thái Tử Đảng” và “nhị Trương nhất Lưu”
Củng cố quyền lực, chuẩn bị công bố tội ác phe cánh Giang Trạch Dân
Để củng cố quyền lực của mình, tại Hội nghị Toàn thể lần thứ 6, ông Tập Cận Bình quyết định danh xưng mới cho mình là “lãnh đạo hạt nhân”. Đây là danh xưng mang ý nghĩa tối thượng, có quyền uy Thượng Hoàng làm mà không cần hỏi ý kiến trước bất kỳ một ai.
Cũng tại Hội nghị này, Ủy ban Kỷ luật Trung ương, các cơ quan kiểm tra, giám sát từ trung ương đến địa phương được gộp lại thành Ủy ban Giám sát Quốc gia, và giao cho ông Vương Kỳ Sơn quản lý.
Ông Tập Cận Bình cũng trao quyền lực tối thượng cho cơ quan này bằng cách xếp Ủy ban Giám sát Quốc gia ngang hàng với Đại hội Đại biểu Nhân dân toàn quốc, Chính phủ và Cơ quan Tư pháp.
Như vậy người đứng đầu chiến dịch “đả hổ diệt ruồi” là ông Vương Kỳ Sơn có thêm quyền lực để điều tra và truy bắt bất kỳ một ai, kể 3 “hổ lớn” còn lại của phe cánh ông Giang Trạch Dân trong Thường vụ Bộ Chính trị.
Hiện nay những vụ bê bối, tham nhũng, tội ác mà nhóm “nhị Trương nhất Lưu” phạm phải đã bị hai ông Tập Cận Bình và Vương Kỳ Sơn nắm rõ. Việc trao thêm quyền lực cho ông Vương Kỳ Sơn chính là để điều tra nắm thêm chứng cứ nhằm hạ gục 3 “con hổ to” nhất này.
Công lao đánh nhật của Quốc Dân Đảng được ghi nhận, sắp tới sẽ là sự thật về cuộc thảm sát Thiên An Môn và đàn áp Pháp Luân Công
Dù thời điểm này, sự thật về Pháp Luân Công hay thảm sát Thiên An môn chưa được công bố, nhưng sự thật về công lao đánh Nhật của Quốc Dân Đảng đã được ông Tập Cận Bình ghi nhận.
Ngày 7/11/2015 lãnh đạo Trung Quốc là Tập Cận Bình cùng lãnh đạo Đài Loan là Mã Cửu Anh đã gặp gỡ thân mật tại Singapore, ông Tập đã phát biểu rằng: “Không lực lượng nào có thể chia cắt. Chúng ta là một gia đình”.
Trước đây truyền thông và giáo dục Trung Quốc đều khẳng định công lao đánh Nhật là của ĐCSTQ, trong khi đó Quốc Dân Đảng không có công lao gì khi phải chạy trốn quân Nhật.
Tuy nhiên ngay sau cuộc gặp gỡ này, vào ngày 25/11/2015, báo điện tử ThePaper điểm lại những thắng lợi vĩ đại trên chiến trường chính của quân đội Quốc dân Đảng như đại thắng Đài Nhi Trang, Vạn Gia Lĩnh, Côn Luân Quan. Bài báo điểm lại thời gian từ khi chiến tranh bùng nổ toàn diện cho đến khi quân Nhật đầu hàng.
Ngày 30/11/2015 tờ báo điện tử này lại đưa các tin nhắc về cuốn sách «Sự thật về chiến dịch Kim Môn» sắp tới sẽ được Nhà xuất bản Thanh Niên Trung Quốc cho ấn hành, chính thức đưa ra thị trường vào tháng 1/2016.
Giới quan sát nhận định rằng một khi công lao đánh Nhật của Quốc Dân Đảng mà còn được thừa nhận, thì việc công bố sự thật thảm sát Thiên An Môn 1989 và chấm dứt đàn áp Pháp Luân Công chắc chắn sẽ được công bố.
Một khi 3 “con hổ to” nhất của ông Giang Trạch Dân bị “hạ đài”, ông Tập Cận Bình nắm được truyền thông trong tay, thì sự thật về Thiên An Môn 1989 sẽ được làm sáng tỏ, việc đàn áp Pháp Luân Công cũng sẽ chấm dứt.
Khi đó chân dung tội ác của ông Giang cùng “vây cánh” sẽ được công bố cho toàn thể người dân Trung Quốc và thế giới.
Trần Hưng
Xem thêm:
Từ khóa Pháp Luân Công Giang Trạch Dân Lưu Vân Sơn Pháp Luân Công là gì Tập Cận Bình đàn áp Pháp Luân Công