Hàng nghìn năm qua, con người vẫn luôn truy tìm nguồn gốc của sinh mệnh. Trong văn hóa truyền thống của nhân loại cũng có lưu lại những truyền thuyết cho rằng sinh mệnh con người là đến từ những thế giới khác nhau, những cảnh giới khác nhau trong vũ trụ này, và làm thế nào để quay trở về cố hương thực sự đó chính là mục đích của chúng ta. Những câu chuyện như vậy đã hiện hữu trong nhiều tôn giáo, nhiều nền văn minh, chẳng hạn như Kitô giáo nói tới vườn địa đàng, Phật giáo nói về thế giới Lưu Ly, thế giới Cực Lạc, v.v.. Dưới đây là một chuyện cổ Phật gia ghi chép về một nơi được gọi là Chúng Hương Quốc.

Chuyện cổ Phật gia: Trở lại "cố hương"
(Ảnh minh họa: Vectorx2263, Shutterstock)

Mễ Phất (米芾, sinh năm 1051 mất năm 1107), là một văn nhân nổi tiếng thời Bắc Tống. Ông từng đảm nhận chức như hiệu thư lang, lễ bộ viên ngoại, Ngoài ra ông còn là một thư pháp gia, họa gia nổi danh trong lịch sử. Phong cách thư họa của ông trở thành một trường phái riêng. Ông cùng với Thái Tương, Tô Thức, Hoàng Đình Kiên được mệnh danh là “Tống Tứ Gia” (bốn nhà thư pháp thời Tống).

Mễ Phất cả một đời ngoài những cống hiến này, còn là một người tu Phật tại gia có thành tựu. Thuở thiếu thời Mễ Phất tín ngưỡng Phật giáo. Trên vách đá ở Đại Phật Tự, một ngôi chùa cổ thời Đông Tấn tại huyện Tân Xương tỉnh Chiết Giang, có hai chữ “Diện Bích” (quay mặt vào vách) do ông viết. Có thể thấy ông không chỉ tin tưởng mà còn có trải nghiệm thực tế về đả tọa tu hành.

Trong tác phẩm “Tư Cư Thiếp” ông viết: “Tư cư đỗ môn, dĩ thiền duyệt vi lạ: Huyễn pháp hữu như thị, bất dĩ thiền duyệt, hà dĩ vi khiển?”. Diễn nghĩa là: “Ta đóng cửa ở một mình, lấy tọa thiền làm vui: Pháp huyền ảo như thế, nếu không lấy thiền làm vui thì vì lẽ gì mà bỏ?” Có thể thấy rằng khi ông đang trong trạng thái nhập định, đã thể hội được niềm hạnh phúc của tu hành.

Những năm cuối đời khi làm quan tại Hoài Dương (nay là huyện Hoài Dương, thành phố Chu Khẩu, tỉnh Hà Nam), ông thậm chí đã biết trước thời gian tạ thế. Trong “Phật Tổ Cương Mục” do Chu Thời Ân đời nhà Minh biên soạn và “Tứ Khố Toàn Thư” thời nhà Thanh đều có ghi chép rằng:

“Mễ Phất cuối đời có lĩnh hội về thiền, qua đời ở quân doanh Hoài Dương, một tháng trước đó ông giải quyết hết thảy việc nhà, viết thư cáo biệt người thân bạn bè, sau đó tự tay đốt hết tất cả thư họa mà bình sinh bản thân yêu thích, lại bố trí một cỗ quan tài, ngồi nằm và ăn uống đều ở trong cỗ quan tài đó. Trước khi mất bảy ngày, ông không ăn mặn, tắm rửa thay quần áo, thắp hương tĩnh tọa, đến thời hạn, ông mời tất cả quan viên trong huyện, cầm phất trần thị chúng (nói với mọi người): Ta từ Chúng Hương Quốc đến, nay lại trở về Chúng Hương Quốc. Nói rồi vứt bỏ phất trần hai tay hợp thập mà ra đi”.

Trong rất nhiều sách cổ như “Phũ Thủy Tập”, “Di Kiên Chí” đều có ghi chép chuyện này. Có thể thấy tính chân thực của nó khá cao.

“Chúng Hương Quốc” mà Mễ Phất nói vào thời khắc lâm chung là gì? Theo kinh điển Phật giáo trong “Duy Ma Cật Kinh” có ghi chép: “Thượng phương giới phân qua tứ thập nhị hằng hà sa Phật thổ, hữu quốc danh Chúng Hương, Phật hiệu Hương Tích” (Diễn nghĩa: Trên thượng giới được chia thành bốn mươi hai hằng hà sa cõi Phật, có nước tên Chúng Hương, Phật hiệu là Hương Tích), trong Phật quốc đó “chỉ có chúng Đại bồ tát thanh tịnh”.

Dựa theo “Truyện cổ Phật gia: Mễ Phất từ Chúng Hương Quốc đến, lại trở về Chúng Hương Quốc
Đăng trên ChanhKien.org
Tác giả: Đức Huệ

Xem thêm:

Mời xem video: