Buổi đêm tịch mịch là khoảng thời gian đọc sách không gì sánh được. Người xưa đọc sách có rất nhiều điều trợ hứng, trong đó đặc biệt phải kể tới thú xông hương thư phòng, chính là điều mà Diêu Thạch Tử bàn tới trong cuốn “Bổn Sự Thi”:

Tỷ ỷ nhàn song nguyệt thượng sơ,
Tiên hà phiên phiên thác minh châu.
Ngân bình, hoa đình nhân như ngọc,
Hồng tụ thiêm hương dạ độc thư.

Tạm dịch:

Tựa cửa nhàn nhã ngước nhìn trăng,
Ráng mây tiên hớn hở như minh châu.
Bình phong bạc, hoa đình, người tựa ngọc,
Áo hồng thêm hương đọc sách đêm thâu.

Dưới ánh nến vàng, vị thư sinh lần giở từng trang sách, cô gái đứng bên hầu cận, tĩnh lặng trông nom bình xông hương. Trong làn khói tím phất phơ, hương thơm dễ chịu, thư thái.

Thú xông hương thư phòng thời xưa
(Tranh: Họa sĩ Quản Bình Hồ, Public Domain)

Trong tác phẩm “Thiên Thu Tuyệt Diễm” của Dật Danh, một hoạ gia nổi tiếng thời Minh, cũng nói về điều này:

Lê hoa tịch mịch đẩu thuyền quyên,
Minh chiếu tây sương nhân vị miên,
Tự ái phẫn hương tiêu vĩnh dạ,
Dục tương tâm sự tố thương thiên.

Tạm dịch:

Hoa Lê lặng lẽ đọ thuyền quyên,
Trăng chiếu Tây Sương người chưa ngủ,
Tự thích đốt hương tiêu đêm dài,
Mong dốc tâm sự với trời xanh.

Kiểu “áo hồng thêm hương” này, nghe thì có vẻ dễ, nhưng làm lại khó. Bởi lẽ hương thời xưa không giống với nước hoa bây giờ, mà được làm dưới dạng bánh thơm, viên thơm. Tương ứng với nó, phương pháp “cách lửa xông hương” được sử dụng cũng cần tỷ mỷ.

Trước tiên phải chêm những miếng than tẩm hương nhỏ đã cháy hết cho vào trong lò xông hương. Sau đó, cần cắm những chiếc lỗ nhỏ trên miếng than hương, để đảm bảo rằng than có đủ ô xi để tiếp tục cháy. Sau đó cho những vật mỏng và “cách lửa” như lá bạc lên miếng than hương, rồi mới lấy viên thơm, bánh thơm ra đặt lên trên, mượn hơi lửa mỏng manh này giúp hương thơm dần dần tản ra khắp phòng.

Điều quan trọng nhất trong thú xông hương thư phòng này chính là phải kiểm tra lửa. Nếu than cháy quá mạnh thì hương thơm sẽ nhanh chóng bị tản mất. Nếu lửa quá yếu thì hương thơm không đủ sức bay ra ngoài. Cả hai trường hợp đều sẽ rất lãng phí than hương.

Vậy nên mới phải “thăm hương”: Đặt tay lên trên miếng than hương, dựa vào cảm giác của tay mà phán đoán độ to nhỏ của lửa. Mọi chuyện đều vô cùng tỷ mỷ. Đó là tâm thái mà những người hiện đại thích dùng nước hoa hay nến thơm không thể nào hiểu được.

Theo Vision Times tiếng Trung
Thiên Cầm biên tập

Xem thêm:

Mời xem video: