Hôm qua có một bà mẹ trẻ nhắn cho tôi đề nghị tôi viết một bài về chủ đề trẻ em có nên đọc truyện tranh không.

Thực ra chủ đề này tôi đã giải đáp trong cuốn sách “65 bí kíp dành cho mọi người”. Đây là một câu hỏi tôi cũng thường nhận được khi đi nói chuyện, diễn thuyết về khuyến đọc.

Nhiều bạn chắc còn nhớ cộng đồng mạng từng dậy sóng vì một cậu bé nổi tiếng từng nói “truyện tranh là con sâu đục khoét tâm hồn” năm nào đó.

Vậy thì thái độ của chúng ta đối với truyện tranh nên như thế nào?

Để hiểu chi tiết mời các bạn đọc cuốn “65 bí kíp đọc sách dành cho mọi người” (sách in lần thứ hai, NXB Kim Đồng).

Ở đây tôi xin tóm tắt vài ý.

“Truyện tranh” là một từ có hàm ý rộng. Nhiều người nghe nó nghĩ ngay đến “manga” giải trí nhưng thực chất nó bao gồm rất nhiều thể loại bao gồm cả ehon (sách tranh), truyện tranh khoa học, truyện tranh học tập, từ điển bách khoa bằng hình, thậm chí sách có minh họa…

– Trong các thể loại truyện tranh trên thì có nhiều loại truyện tranh đọc càng nhiều càng tốt như truyện tranh học tập, truyện tranh khoa học, truyện có tranh minh họa (tranh = 1/3 chữ), từ điển bách khoa bằng hình…

– Truyện tranh (manga) giải trí cũng có tác phẩm tốt, tác phẩm xấu. Nên loại bỏ loại xấu. Đối với loại tốt thì đọc với tỉ lệ 1-5 (tức là nếu đọc một cuốn giải trí thì nên đọc 5 cuốn học tập).

– Có thể cho trẻ đọc truyện tranh trước sau đó đọc phiên bản “chữ” của tác phẩm đó (có rất nhiều tác phẩm hay cùng có nhiều phiên bản).

– Trong tủ sách gia đình cần có sự phong phú về chủng loại thay vì chỉ có truyện tranh. Trẻ đọc các thể loại khác dần dần sẽ quen và thấy dù là sách có tranh hay không thì cũng đều… hay cả.

Nguyễn Quốc Vương

Đăng lại từ Facebook Tác giả, dịch giả Nguyễn Quốc Vương
Mời liên hệ đặt mua sách

Xem thêm cùng tác giả, dịch giả:

Mời xem video: