Giữ gìn vóc dáng cân đối không chỉ là để có một ngoại hình bắt mắt mà còn giúp giữ gìn sức khỏe của bạn. Tuy nhiên, giảm cân thường là một quá trình khó khăn với chế độ ăn khá hà khắc. Vậy hãy bổ sung 12 loại thực phẩm này trong chế độ ăn của bạn để việc giảm cân trở nên dễ dàng và khoa học hơn nhé.

thực phẩm hút mỡ
Vỏ cam quýt có chứa dầu dễ bay hơi, có tác dụng kích thích nhẹ cho đường tiêu hóa, loại bỏ khí trong dạ dày, giảm mỡ bụng. (Ảnh: Look Studio/ Shutterstock)

1. Măng

Măng có đặc điểm ít béo, ít đường, nhiều chất xơ nên có tác dụng thúc đẩy nhu động ruột, giúp tiêu hóa, loại bỏ thức ăn tích tụ, chống táo bón, ngăn ngừa ung thư đại trực tràng. Ngoài ra lượng tinh bột và đường trong măng rất thấp, hỗ trợ tốt trong quá trình giảm cân. Là một món quà quý giá mà thiên nhiên ban tặng. 

Tuy nhiên măng chứa khá nhiều độc tố, nguy hiểm nhất là glucozit, thành phần này sẽ sinh ra acid xyanhydric gây ngộ độc. Nhưng chỉ cần bạn tìm hiểu kĩ và chế biến măng đúng cách thì chất độc sẽ mất đi.

2. Đu đủ

Đu đủ là một loại trái cây nhiệt đới cực kỳ tốt cho sức khỏe. Đu đủ có nhiều chất xơ, vitamin C và vitamin A. Trong đu đủ còn chứa nhiều chất chống oxy hóa có thể giảm viêm, chứa papain giúp phân hủy chất béo thành axit béo. Trong đu đủ cũng chứa một loại enzym giúp tiêu hóa chất đạm, bổ tỳ vị. Nó cũng có thể chữa phù nề, beriberi( là bệnh cơ tim do sự thiếu hụt thiamin) và cải thiện khớp.

Đối với việc chọn đu đủ bạn nên mua những trái mà núm đã chuyển sang màu vàng, đây là dấu hiệu đu đủ chín tự nhiên. Nên chọn quả dài, cầm nặng tay, cuống còn nhựa dính, khi ăn sẽ vừa ngọt lại thơm ngon, ít hạt, thịt dầy.

3. Dứa

lợi ích sức khỏe của quả dứa
(Ảnh: Kotcha K/Shutterstock)

Dứa rất giàu chất dinh dưỡng và chứa các vitamin thiết yếu như vitamin A, B1, B3, vitamin C, cùng các nguyên tố vi lượng như canxi, sắt và magne rất dễ hấp thụ cho cơ thể người. Protease có trong nước ép, vỏ và thân dứa, có thể giúp tiêu hóa protein, tiêu hóa tốt thịt và cá, rất thích hợp để ăn sau một bữa ăn lớn.

Nhưng cần lưu ý dứa có tính axit khá cao, vì vậy ăn quá nhiều dứa có thể khiến một số người bị trào ngược axit dạ dày, hãy ăn một lượng phù hợp.

4. Vỏ cam quýt 

Vỏ cam quýt có chứa dầu dễ bay hơi, hesperidin, vitamin B, C và các thành phần khác. Dầu dễ bay hơi có tác dụng kích thích nhẹ cho đường tiêu hóa, thúc đẩy quá trình tiết dịch tiêu hóa, giúp tiêu hóa tốt hơn, loại bỏ khí trong dạ dày, giảm mỡ bụng. 

Một điều cần lưu ý là hãy cố gắng tìm quýt hữu cơ nếu có thể, bởi vì bất kỳ dư lượng thuốc trừ sâu nào từ quýt, cam được trồng thông thường sẽ tập trung trên vỏ. Quýt tươi thường có vào những tháng mùa đông, nhưng cũng có thể tìm thấy chúng vào những thời điểm khác trong năm.

5. Cà tím

Cà tím chứa nhiều selen hơn các loại rau khác. Selen có tác dụng chống oxy hóa, có thể duy trì chức năng bình thường của tế bào, phòng chống bệnh tật và chống lão hóa, đồng thời giúp chống ung thư thông qua quá trình trao đổi chất trong cơ thể. 

Cà tím cũng cung cấp cho cơ thể một lượng kali và chất xơ dồi dào. Và chỉ với 25 Calo và ít hơn 1 gam chất béo trong mỗi 100 gram, cà tím là một thực phẩm không thể thiếu trong những chế độ ăn giảm béo, miễn là không xào với nhiều dầu.

Tuy nhiên, cà tím lại có tác dụng kích thích mạnh mẽ lên các trung tâm hô hấp, có tác dụng gây mê, vì thế có thể gây ngộ độc cơ thể khi ăn quá nhiều. Để tránh độc, chỉ nên ăn cà tím 2-3 lần/ tuần, mỗi lần khoảng 100 – 200g để ăn cùng cơm.

6. Yến mạch

Yến mạch có vị ngọt, tính hơi lạnh, có công dụng lợi tiểu, tiêu sưng, bổ tỳ vị, khử ẩm thấp, thư giãn gân cốt, chữa đau khớp, thanh nhiệt, tiêu mủ …có tác dụng chữa bệnh phù thũng.

Trong yến mạch có chứa một lượng lớn chất xơ hòa tan beta-glucan, khi ăn vào sẽ tạo ra một chất giống như gel trong đường ruột, giúp làm chậm quá trình rỗng dạ dày, khiến bạn có cảm giác no lâu hơn, giúp giảm cân hiệu quả.

7. Dưa chuột

nuoc dua chuot
(Ảnh: Shutterstock)

Dưa chuột rất giàu chất dinh dưỡng, chứa vitamin C, vitamin nhóm B và nhiều khoáng chất vi lượng, khi ăn sống có vị giòn, mát.

Theo quan điểm dinh dưỡng, vỏ dưa chuột rất giàu chất dinh dưỡng và nên ăn sống. Nhưng để không bị tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, tốt nhất bạn nên ngâm trong nước muối từ 15 đến 20 phút sau đó rửa lại thật sạch. Khi ngâm nên giữ nguyên quả, không cắt bỏ đầu và đuôi, tránh để mặt cắt mất chất dinh dưỡng. Làm món salat cũng nên ăn ngay, không nên để lâu, nếu không cũng làm mất vitamin.

8. Rau Cần tây

Cần tây rất giàu chất xơ thô, kali, niacin, vitamin B2 và các thành phần khác. Mùa hè thời tiết nắng nóng, dễ bị vượng hỏa dẫn đến phân khô, khi trời nắng nóng cơ thể mất nhiều nước dễ làm mất cân bằng natri và kali. Cần tây có thể giúp nhuận tràng, điều chỉnh cân bằng natri và kali.

 Vitamin có tác động đến làn da, hệ thần kinh, ảnh hưởng đến cảm giác thèm ăn, nếu thiếu vitamin B2 dễ gây mệt mỏi và loét miệng. Đặc biệt cần tây có chứa nhiều chất xơ và rất ít calo khiến bạn no lâu hơn và giảm cảm giác thèm ăn. Lá cần tây chứa nhiều chất dinh dưỡng hơn thân cây, vì vậy bạn cũng có thể chần chúng để làm món salad.

Tuy nhiên, nếu dùng quá nhiều cần tây có thể khiến cơ thể hấp thụ quá nhiều natri. Nếu việc dư thừa natri bị kéo dài có thể gây ra tình trạng tăng huyết áp, ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe.

9. Cà chua

thực phẩm tốt cho phổi
(Ảnh: Jess Ho/ Pexels)

Cà chua rất giàu vitamin A, tốt cho thị lực và phục hồi da sau khi đi nắng. Với lượng carb thấp, giàu chất xơ và nước nhưng lại chứa rất ít calo, cà chua giúp tăng cảm giác no lâu, giảm sự thèm ăn, từ đó hỗ trợ giảm cân hiệu quả.

Hơn nữa cũng có nghiên cứu chỉ ra cà chua giúp kích thích sản xuất các acid amin có vai trò đốt cháy chất béo trong cơ thể, cũng hỗ trợ làm tăng quá trình trao đổi chất.

Riêng đối với việc giảm béo thì ăn cà chua trước bữa ăn khoảng 30 phút là tốt nhất.

10. Giá đỗ xanh

Giá đỗ xanh có thể giúp loại bỏ sự tích tụ cholesterol và chất béo trong thành mạch máu, ngăn ngừa bệnh tim mạch. Ăn thường xuyên có thể thanh nhiệt giải độc, lợi tiểu tiêu thũng. Những người nghiện thuốc lá, rượu bia, chất béo nếu thường xuyên ăn giá đỗ xanh có tác dụng thông bụng, sạch răng, giải độc,… và ngăn chặn quá trình hình thành mỡ dưới da.

11. Cải thảo

Cai thao
(Ảnh: Shutterstock)

Lượng chất xơ cao trong cải thảo sẽ là dưỡng chất có tác dụng làm giảm lượng đường trong máu, giảm Cholesterol xấu, thúc đẩy quá trình chuyển hóa chất béo thành năng lượng, ngăn cản quá trình tích tụ mỡ thừa, phòng ngừa béo phì và giúp giảm cân cực kỳ hiệu quả.

Cải thảo có hàm lượng vitamin A cao, ăn nhiều cải thảo tươi vào mùa hè có thể bảo vệ mắt và sắc đẹp. Tuy nhiên, không nên ăn cải thảo đã để quá lâu vì sẽ mất nhiều chất dinh dưỡng. Người bị loét dạ dày tá tràng cũng không nên ăn cải thảo sống, để không gây kích thích vết thương ở đường tiêu hóa bằng chất xơ thô.

12. Đậu phụ đông lạnh

Đậu phụ là một nguồn protein tuyệt vời, cung cấp nhiều khoáng chất canxi, magiê, phốt pho, vitamin B, sắt, mangan, đồng và kẽm. Món ăn này đặc biệt phù hợp với những người bị hạn chế nhóm thực phẩm từ sữa và protein.

Đậu phụ sau khi đông lạnh có thể sinh ra chất chua, có thể tiêu hủy mỡ trong cơ thể, lại cũng rất ít calo. Nếu ăn đậu phụ đông lạnh thường xuyên sẽ có lợi cho việc bài tiết chất béo, từ đó liên tục giảm lượng mỡ tích tụ trong cơ thể. giúp ích cho việc giảm cân.

Gầy quá hay béo quá đều không tốt, hơn nữa, sức khỏe mới là điều quan trọng nhất. Do vậy việc giữ gìn vóc dáng đúng cách để duy trì cơ thể khỏe mạnh là điều rất quan trọng.

Trúc Nhi (t/h)