Một cuộc thăm dò kéo dài 2 ngày kết thúc vào ngày 15/8 cho thấy, đa số người Mỹ thuộc lưỡng đảng ủng hộ lập trường cứng rắn đối với Trung Quốc. Mặc dù hiện nay lượng người Trung Quốc nộp đơn xin thị thực vào Hoa Kỳ tăng vọt, nhưng tỷ lệ chấp thuận thị thực đã giảm mạnh trên diện rộng.

shutterstock 3010653321
Người Trung Quốc xếp hàng trước Lãnh sự quán Mỹ tại Quảng Châu chờ xin visa (Nguồn: Freer/ Shutterstock)

66% số người được hỏi có nhiều khả năng ủng hộ một ứng cử viên “áp đặt thuế quan bổ sung đối với hàng nhập khẩu của Trung Quốc” trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2024. 58% thuộc đảng Dân chủ và 81% đảng viên Cộng hòa đồng ý rằng Hoa Kỳ “cần phải làm nhiều hơn nữa để chống lại mối đe dọa quân sự từ Trung Quốc.”

Cuộc khảo sát toàn quốc của Reuters Ipsos đã thu thập phản hồi từ 1.005 người lớn, bao gồm 443 đảng viên Đảng Dân chủ và 346 đảng viên Cộng hòa, với sai số ± 4 điểm phần trăm.

Cuộc khảo sát cho thấy, 75% người Mỹ có quan điểm tiêu cực về Trung Quốc và khoảng 65% tin rằng Chính phủ Trung Quốc đang cố gắng gây ảnh hưởng đến các cuộc bầu cử ở Hoa Kỳ.

Sự ủng hộ của người Mỹ với Trung Quốc giảm xuống mức thấp nhất

Khi Tổng thống Biden mới nhậm chức, ngày 4/3/2021, báo cáo của cơ quan thăm dò dư luận Mỹ Pew Research Center cho thấy, 89% người Mỹ tin rằng Trung Quốc là đối thủ hoặc kẻ thù, chứ không phải đối tác.

Gần 50% người dân tin rằng hạn chế ảnh hưởng và sức mạnh của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) nên là mục tiêu chính sách đối ngoại số một của Hoa Kỳ.

70% số người được hỏi cho rằng Hoa Kỳ nên yêu cầu thúc đẩy nhân quyền ở Trung Quốc, mặc dù điều đó sẽ gây tổn hại đến quan hệ kinh tế với Trung Quốc. Chỉ 26% số người được hỏi tin rằng quan hệ kinh tế và thương mại với Trung Quốc nên được ưu tiên.

Các cuộc khảo sát trước đây của công ty thăm dò dư luận nổi tiếng Gallup cũng cho thấy quá trình diễn biến lịch sử về hình ảnh Trung Quốc (ĐCSTQ) trong mắt người dân Mỹ.

Từ năm 1979 – 1994, Gallup đã tiến hành 6 cuộc thăm dò ý kiến ​​ủng hộ của người Mỹ đối với Trung Quốc. Kể từ năm 1996, các cuộc khảo sát đã được tiến hành ít nhất mỗi năm một lần. Theo khảo sát của Gallup, tỷ lệ ủng hộ của người Mỹ đối với Trung Quốc đạt đỉnh điểm là 72% vào năm 1989.

Tuy nhiên, vụ Thảm sát Thiên An Môn “ngày 4/6” năm đó ngay lập tức khiến sự ủng hộ với Trung Quốc giảm mạnh xuống còn 34%. Sau đó, cho đến năm 2017, tỷ lệ ủng hộ của người Mỹ đối với Trung Quốc dao động trong khoảng từ 33% – 50%; năm 2018 đạt 53% (hơn một nửa lần thứ 3) và tiếp tục giảm kể từ đó. Năm 2019 là 41%.

Kể từ năm 2020, đại dịch viêm phổi Vũ Hán (COVID-19) bùng phát đã tàn phá thế giới. Thiện cảm của người Mỹ đối với Trung Quốc (ĐCSTQ) đã thấp hơn nhiều so với thời điểm xảy ra vụ Thảm sát Thiên An Môn, năm 2020 là 33%, và duy trì ở mức 20% vào năm 2021 và 2022.

Mức thấp mới chỉ 15% vào năm 2023 (cuộc thăm dò được thực hiện từ ngày 1/2 – 23/2, khảo sát một mẫu gồm 1.008 người Mỹ trưởng thành, với sai số trong khoảng ± 4 điểm phần trăm), giảm 38% kể từ năm 2018 .

Ngày 7/3, khảo sát do Gallup công bố cho thấy, hơn 8/10 người Mỹ trưởng thành có quan điểm tiêu cực về Trung Quốc, trong đó 45% có “quan điểm cực kỳ tiêu cực” và 39% có “quan điểm tương đối tiêu cực”.

ĐCSTQ vượt Nga trở thành kẻ thù số một trong lòng người Mỹ

Ai là “kẻ thù lớn nhất” của Hoa Kỳ trong cuộc thăm dò của Gallup? Tỷ lệ người Mỹ được khảo sát cho rằng đó là Nga, với tỷ lệ 23% vào năm 2020, tăng lên 32% sau khi Nga xâm lược Ukraine vào năm 2022, và duy trì ở mức 32% trong năm nay.

Tuy nhiên, tỷ lệ những người được hỏi nghĩ rằng trong 2 năm qua, tỷ lệ người cho rằng Trung Quốc mới là “kẻ thù lớn nhất” đã tăng mạnh. Năm 2020 tỷ lệ này chỉ là 22%, nhưng năm 2021 tăng lên 45% và năm nay vọt lên 50%.

Điều đó có nghĩa là, mặc dù Nga hiện đang phát động cuộc chiến tranh xâm lược Ukraine, Hoa Kỳ và các đồng minh của họ cũng đang hỗ trợ mạnh mẽ cho Ukraine, nhưng ĐCSTQ đã thay thế Nga trở thành “kẻ thù lớn nhất” trong tâm trí người Mỹ.

Với nền tảng dư luận như vậy, là một quốc gia dân chủ, lẽ nào chính quyền Biden có thể không cứng rắn với ĐCSTQ và hai nước không tách rời nhau?

Hoa Kỳ và Trung Quốc tách rời trên diện rộng, đặc biệt là về thị thực

Xét từ tình hình hiện tại, Hoa Kỳ và Trung Quốc đang tách rời toàn diện. Vì sao? Bởi vì người Mỹ chán ghét ĐCSTQ hơn chán ghét Liên Xô trong Chiến tranh Lạnh.

Trong Chiến tranh Lạnh, Hoa Kỳ và Liên Xô gần như là hai thế giới song song, ít trao đổi nhân sự và thương mại song phương.

Nhưng Trung Quốc và Hoa Kỳ lại khác. Trung Quốc từng là nhà nhập khẩu lớn nhất của Hoa Kỳ trong nhiều năm. Năm 2022, kim ngạch thương mại giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ đạt khoảng 759,43 tỷ USD.

Trong năm 2019, mỗi tuần có hơn 300 chuyến bay khứ hồi giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ (một lượt khứ hồi được tính là 2 chuyến bay). Số lượng trao đổi nhân sự giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ đạt 5 triệu lượt, trung bình mỗi ngày có 17.000 người.

Có thể nói, phạm vi của việc tách rời giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ hiện nay cũng sâu sắc như sự trao đổi, ràng buộc và hội nhập giữa hai nước trước kia.

Có nhiều cuộc thảo luận về việc tách rời nền kinh tế và công nghệ của Hoa Kỳ và Trung Quốc. Ví dụ về thị thực của Trung Quốc vào Hoa Kỳ, năm 2019 trước khi xảy ra dịch bệnh, tổng số thị thực không di dân được Hoa Kỳ chấp thuận lên tới 1,21 triệu.

Còn năm 2022 thì sao? Theo dữ liệu do Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ công bố, xét về tổng số thị thực, thị thực vào Hoa Kỳ từ nhiều quốc gia khác nhau về cơ bản đã trở lại mức trước khi có dịch, nhưng dữ liệu về thị thực Trung Quốc vào Hoa Kỳ thì lại đáng kinh ngạc.

Tổng số thị thực không di dân được chấp thuận bởi Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Bắc Kinh, các Lãnh sự quán tại Thượng Hải, Quảng Châu và Thẩm Dương chỉ hơn 120.000. Tức là năm 2022 số thị thực được cấp chỉ bằng 10% của 2019.

Ngày 29/7, theo báo cáo của Epoch Times, tỷ lệ được cấp thị thực của người Trung Quốc xin thị thực du lịch Hoa Kỳ chỉ từ 15% – 20%. Trong khi trước dịch, tỷ lệ đậu visa du lịch cao tới 70% – 80%. Hơn nữa, không chỉ thị thực du lịch giảm, mà tất cả thị thực đều bị thắt chặt trên diện rộng. Ví dụ, trước đây thị thực sinh viên tương đối dễ đậu.

Ngay cả trong thời kỳ dịch bệnh, ĐCSTQ đã đóng cửa biên giới, một số người Trung Quốc vẫn đến Singapore và Ecuador để xin thị thực, và đều xin được thị thực nhập cảnh vào Hoa Kỳ thành công. Nhưng hiện nay 80% – 90% visa du học không được duyệt, dù họ có sang Singapore và các nơi khác để xin visa vào Hoa Kỳ cũng vậy.

Lượng người Trung Quốc xin thị thực vào Hoa Kỳ tăng vọt, nhưng tỷ lệ chấp thuận thị thực đã giảm mạnh trên diện rộng. Trao đổi nhân sự giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ cũng giảm sâu (hiệu ứng phụ là số người Trung Quốc vượt biên đến Hoa Kỳ trong năm nay tăng vọt).

Nếu không có các hoạt động trao đổi nhân sự tích cực, quy mô lớn và rộng rãi thì mọi hoạt động hợp tác, trao đổi giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ, dù trong lĩnh vực du lịch, kinh doanh, học tập hay công tác, đều sẽ suy giảm. Có thể nói hai nước dù “không nói sẽ tách rời nhưng như đã tách rời.”

Vương Hách
(Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả, được đăng trên Epoch Times.)