Đại sứ Israel tại Trung Quốc – bà Irit Ben-Abba, hôm thứ Năm (ngày 12/10) kêu gọi Trung Quốc sử dụng mối quan hệ chặt chẽ với Iran để kiềm chế Hamas. Trước đó, trong chuyến thăm Bắc Kinh, lãnh đạo đa số Thượng viện Mỹ Chuck Schumer cũng kêu gọi Bắc Kinh sử dụng ảnh hưởng của mình đối với Iran để ngăn chặn chiến tranh lây lan. Bắc Kinh có ảnh hưởng gì đối với Iran? Liệu Trung Quốc có gây áp lực lên Iran như Israel và Mỹ mong muốn?

Tap Can Binh Iran
Tổng thống Iran Ibrahim Rahim thăm Trung Quốc lần đầu tiên. (Ảnh chụp màn hình video)

“Chúng tôi thực sự hy vọng rằng Trung Quốc sẽ tham gia nhiều hơn vào cuộc đối thoại với các đối tác thân thiết ở Trung Đông, đặc biệt là Iran”, bà Irit Ben-Abba nói trong cuộc phỏng vấn với Bloomberg Television hôm thứ Năm. “Iran chắc chắn có liên quan nhiều đến những gì đã xảy ra”.

Lãnh đạo đa số Thượng viện Mỹ Schumer cho biết trong chuyến thăm Trung Quốc gần đây rằng ảnh hưởng của Trung Quốc đối với Iran là ở rất nhiều phương diện: “Một số người trong chúng tôi cũng yêu cầu Trung Quốc sử dụng ảnh hưởng của mình đối với Iran và không để chiến tranh lan rộng”.

Biểu hiện của Trung Quốc kể từ khi bùng nổ xung đột Israel – Hamas đã khiến Israel và Mỹ thất vọng. Trung Quốc đã từ chối lên án rõ ràng hành động tàn bạo của Hamas đối với Israel. Thay vào đó, Trung Quốc lại có lập trường có vẻ như trung lập, Trung Quốc cho biết nước này vô cùng đau buồn trước thương vong của dân thường và kêu gọi tất cả các bên kiềm chế. Đặc phái viên của Trung Quốc về các vấn đề Trung Đông Trác Tuyển (Zhai Jun) Zhai Jun, đã nhắc lại quan điểm này trong cuộc điện đàm với các quan chức Bộ Ngoại giao Israel chịu trách nhiệm về các vấn đề châu Á – Thái Bình Dương hôm thứ Năm.

Bộ Ngoại giao Israel cũng một lần nữa bày tỏ “thất vọng sâu sắc” trước biểu hiện của Trung Quốc vào thứ Sáu (ngày 13/10). Tuyên bố mới nhất của Trung Quốc không bao hàm bất cứ điều gì về tự vệ và quyền lợi công dân của Israel, vốn là quyền cơ bản của bất kỳ quốc gia có chủ quyền nào, nhưng đã bị tấn công theo cách chưa từng có và với sự tàn ác chưa từng có trong xã hội loài người.” Bộ Ngoại giao Israel cho biết, như đại sứ Israel tại Trung Quốc đã chỉ ra, “Trung Quốc chưa lên án rõ ràng vụ thảm sát kinh hoàng thường dân vô tội do tổ chức khủng bố Hamas thực hiện và bắt cóc hàng chục người đến Gaza.”

Trung Quốc có ảnh hưởng lớn thế nào đối với Iran?

Mặc dù Mỹ cho đến nay không có bằng chứng nào cho thấy Iran trực tiếp tham gia vào vụ tấn công, nhưng vẫn có nghi ngờ rằng liệu Hamas có thể tự mình hoàn thành một chiến dịch quân sự phức tạp như vậy và Iran từ lâu đã được coi là người đứng sau ủng hộ trung thành nhất của Hamas. Nguồn tiền, nguồn cung cấp vũ khí, v.v, của Hamas phần nhiều đến từ Iran.

Tiếp sau báo cáo của Wall Street Journal, tờ New York Times hôm thứ Sáu cũng trích dẫn các nguồn tin quen thuộc với vấn đề này nói rằng các quan chức Iran và Hezbollah (một tổ chức chính trị-vũ trang của người Li-băng (Lebanon) theo đạo Hồi dòng Shi’a được thành lập vào năm 1982) đã giúp lên kế hoạch cho cuộc tấn công. Trong bài phát biểu gần đây về xung đột Israel – Hamas, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã chỉ rõ ràng rằng việc Mỹ triển khai nhóm tấn công tàu sân bay ở Địa Trung Hải là nhằm răn đe Iran.

Lãnh đạo tối cao của Iran – ông Seyyed Khamenei, hôm thứ Ba đã phủ nhận sự liên quan của Tehran trong các cuộc tấn công của Hamas nhằm vào Israel, nhưng hoan nghênh điều mà ông gọi là những thất bại tình báo và quân sự “không thể vãn hồi” của Israel.

Trung Quốc hiện là đối tác thương mại và mua dầu lớn nhất của Iran, kim ngạch thương mại giữa hai nước đạt 15,8 tỷ USD vào năm ngoái, tăng 7% so với cùng kỳ năm trước (năm 2021). Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Iran trong 10 năm liên tiếp.

“Tôi nghĩ Trung Quốc có ảnh hưởng rất lớn đối với Iran,” ông James Phillips, một học giả thỉnh giảng về các vấn đề Trung Đông tại Quỹ Di sản (Heritage Foundation), nói với VOA, “bởi vì Trung Quốc là khách hàng lớn nhất của Iran, trong khi Iran cần Trung Quốc, nhưng Trung Quốc không cần Iran.”

Các thị trường tài chính phương Tây đã đóng cửa đối với Iran trong nhiều thập kỷ dưới các lệnh trừng phạt cứng rắn của Mỹ. Nhưng  Trung Quốc đã cung cấp cho Iran một khoản tín dụng lớn và hai nước đã ký một gói thỏa thuận kinh tế và an ninh vào năm 2021, trong đó Trung Quốc sẽ gia hạn khoản đầu tư 400 tỷ USD vào Iran để đổi lấy nguồn cung dầu giá rẻ và ổn định. Iran đang phải chịu lệnh trừng phạt quốc tế rộng rãi vì phát triển vũ khí hạt nhân, bao gồm cả các giao dịch dầu mỏ. Trung Quốc chưa bao giờ chính thức thừa nhận nhập khẩu bất kỳ loại dầu nào từ Iran, nhưng Reuters đưa tin hôm thứ Tư (11/10) rằng lượng dầu thô nhập khẩu của Trung Quốc từ Iran trong năm nay đã đạt kỷ lục, đạt 1 triệu thùng/ngày.

Hôm thứ Năm, trong một chương trình do cựu cố vấn kinh tế của tổng thống, ông Larry Kudlow tổ chức, Fox News nói rằng Iran đã bán lượng dầu trị giá khoảng 6,5 tỷ USD cho Trung Quốc vào năm 2020, 23 tỷ USD vào năm 2021 và 23 tỷ USD vào năm 2022. Doanh thu đã tăng vọt lên 30 tỷ USD một cách bí ẩn.

Ông Richard Fisher, thành viên cấp cao tại Trung tâm Chiến lược và Đánh giá Quốc tế, cho biết: “Trung Quốc đã trợ cấp cho nền kinh tế Iran”. Chuyên gia về các vấn đề quân sự Trung Quốc cũng cho biết trong một cuộc phỏng vấn với VOA rằng Trung Quốc đã nâng cao tính hợp pháp của mình bằng cách cho phép Iran gia nhập Tổ chức Hợp tác Thượng Hải và tổ chức các cuộc tập trận hải quân chung giữa Iran, Nga và Trung Quốc, công nghệ cho phép Iran xây có thể xây dựng được ngành công nghiệp quân sự của chính mình, có một phần rất lớn đến từ Trung Quốc, và lĩnh vực công nghiệp quân sự “hiện đang cung cấp những kẻ sát thủ trẻ em Hamas và Hezbollah”.

Tuy nhiên, một số nhà phân tích cho rằng ảnh hưởng của Trung Quốc đối với Iran thực tế là có hạn. Ông Bill Figueroa, phó giáo sư lịch sử và lý thuyết quan hệ quốc tế tại Đại học Groningen ở Hà Lan, chỉ ra rằng ảnh hưởng thực sự duy nhất của Trung Quốc là lời hứa đầu tư nhiều hơn. Trung Quốc đã đưa ra nhiều lời hứa trước đây nhưng chưa bao giờ thực hiện được; mối đe dọa thực sự đó là đe dọa là rút khỏi các cam kết đã được đưa ra, nhưng các cam kết này cũng rất ít.

Ông Figueroa nói trong một email gửi VOA rằng cái gọi là “lựa chọn cốt lõi” của Trung Quốc là đình chỉ các giao dịch dầu mỏ, nhưng đây dường như là một phương pháp khó có thể xảy ra, “Trong mọi trường hợp, tôi nghĩ khó có khả năng Trung Quốc sẽ sẵn sàng gây áp lực lên Iran vì một số hành vi nhất định. Iran đã hỗ trợ Hezbollah và Hamas khi ký thỏa thuận với Trung Quốc.”

Trung Quốc luôn tránh đứng về bất cứ phe nào ở Trung Đông

Không rõ liệu lập trường mơ hồ của Trung Quốc có ảnh hưởng nghiêm trọng đến quan hệ Trung Quốc – Israel hay không. Đại sứ Israel tại Trung Quốc Irit Ben-Abba hôm thứ Năm không hài lòng với Trung Quốc, nhưng cũng chỉ ra rằng Israel và Trung Quốc có mối quan hệ đối tác đặc biệt. Trung Quốc là đối tác thương mại và đối tác hợp tác lớn thứ hai của Israel. “Tôi không nghĩ điều này sẽ có tác động trực tiếp đến thương mại song phương”, bà Irit Ben-Abba nói.

Từ lâu, Trung Quốc đã tạo mối quan hệ rộng rãi trong môi trường địa chính trị phức tạp ở Trung Đông, duy trì mối quan hệ tốt đẹp với cả hai bên là kẻ thù không đội trời chung, không đứng về bên nào trong nhiều cuộc xung đột phức tạp về tôn giáo, lịch sử và lãnh thổ. Có thể nói, Trung Quốc là nước lớn duy nhất duy trì quan hệ với tất cả các nước ở Trung Đông được, điều này các học giả về Trung Quốc đánh giá là một lợi thế rất lớn của Trung Quốc.

Mới tháng trước, Tổng thống Syria – Bashar Assad đã đến thăm Trung Quốc, trước đó, Tổng thống Palestine – Mahmoud Abbas cũng đã có chuyến thăm cấp nhà nước tới Trung Quốc. Theo lịch trình dự kiến, Thủ tướng Israel – Benjamin Netanyahu cũng sẽ thăm Trung Quốc vào cuối tháng này.

Ông Zeno Leoni, học giả tại King’s College London, cho rằng Trung Quốc cũng có thể lên án Hamas mà không đề cập đến Tehran. Sự mơ hồ của Trung Quốc về vấn đề tấn công khủng bố của Hamas không có mối quan hệ trực tiếp với bản thân mối quan hệ Trung Quốc – Iran, nhưng điều này liên quan nhiều hơn đến lập trường thận trọng của Trung Quốc trong tranh chấp quốc tế, “Trung Quốc không sẵn sàng đứng về phía nào, đặc biệt vì họ có lợi ích kinh tế ở Israel và thế giới Ả Rập rộng lớn hơn, chứ không chỉ riêng Iran.”

“Ở một mức độ nào đó, điều này là cách làm điển hình của người Trung Quốc,” nhà nghiên cứu James Carafano của Quỹ Di sản cho biết trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại với VOA. “Ý tôi là, họ rõ ràng là tương đối ít nói, muốn tránh xa tình huống này nhất có thể – và chúng ta đã thấy điều đó trong cuộc chiến ở Ukraine.”

Cũng giống như câu chuyện về vấn đề chiến tranh Ukraine, truyền thông nhà nước Trung Quốc gần đây chỉ trích lập trường của Mỹ, cho rằng Mỹ hỗ trợ Israel và thêm dầu vào lửa trong xung đột Palestine – Israel. Trong cuộc chiến ở Ukraine, Trung Quốc từ chối lên án Nga và đổ lỗi cho Mỹ đã gây ra cuộc khủng hoảng ở Ukraine, đồng thời đưa ra sáng kiến ​​​​đàm phán hòa bình. Ông Leoni của King’s College London cũng chỉ ra rằng chiến lược hiện tại của Trung Quốc có những điểm tương đồng nhất định với quan điểm của nước này đối với Ukraine, khi các nước như Nga hay Iran vướng vào các cuộc xung đột chiến lược lớn, “Bắc Kinh hoặc có thể gặp khó khăn trong việc kiềm chế những tác nhân này, hoặc là làm như vậy thì có thể phải trả giá đắt, chẳng hạn như làm tổn hại đến mối quan hệ song phương.”

Phải chăng Trung Quốc muốn Mỹ bị bẽ mặt ở Trung Đông, còn mình thì hưởng lợi?

Ông James Carafano, chuyên gia chính sách đối ngoại và an ninh quốc gia tại Quỹ Di sản, cho biết điều Trung Quốc hy vọng hơn là “cuối cùng Mỹ sẽ bị bẽ mặt và ảnh hưởng của Mỹ trong khu vực này bị suy yếu, điều này sẽ mở ra cơ hội cho nhiều quốc gia trong khu vực đặt cược vào con đường [Trung Quốc] mở ra, từ đó làm tăng sự sẵn sàng tiếp xúc với Trung Quốc.”

Ông Bill Figueroa huộc Đại học Groningen ở Hà Lan cho rằng vấn đề ưu tiên của Trung Quốc ở Trung Đông là kinh tế. Việc tìm cách đầu tư vào các nguồn lực chiến lược, đồng thời nỗ lực mở rộng ảnh hưởng ngoại giao và đóng vai trò quan trọng hơn trên trường quốc tế là để giúp họ “tăng cường ảnh hưởng ngoại giao”, từ đó đạt được mục tiêu lâu dài của họ là tạo ra một tập hợp các thể chế có thể đóng vai trò thay thế cho hệ thống quốc tế do Mỹ thống trị. 

Kể từ khi xung đột bùng nổ, các hành động khủng bố của Hamas đã thu hút sự lên án rộng rãi và nghiêm khắc, nhưng các cuộc biểu tình ủng hộ người Palestine cũng đã nổ ra ở Trung Đông và các khu vực khác. Một số quốc gia như Iran và Sudan thậm chí còn công khai bày tỏ sự ủng hộ đối với Hamas. Các nước phương Tây được nhiều người coi là ủng hộ Israel, trong khi nhiều nước Ả Rập có xu hướng thông cảm với người Palestine. Nếu cuộc xung đột hiện tại làm suy yếu những nỗ lực của Mỹ trong việc giành lấy các quốc gia Ả Rập, thì nó có thể có lợi cho Trung Quốc, quốc gia từ lâu đã coi mình là đồng minh trong thế giới Ả Rập.

Ông Vương Nghị, Chủ nhiệm Văn phòng Đối ngoại của Ủy ban Trung ương ĐCSTQ, đã nhắc lại lập trường nhất quán của Trung Quốc trong cuộc điện đàm với trưởng cố vấn đặc biệt của tổng thống Brazil hôm thứ Năm, nói rằng “mấu chốt của vấn đề Trung Đông là công bằng đã không được trao cho người dân Palestine.”

Ông Michael Mazza, một thành viên không thường trú tại Viện Doanh nghiệp Mỹ, người gần đây đã viết một bài viết có tựa đề “Tại sao Trung Quốc chọn đứng về phía Hamas và Iran thay vì Israel”. Trong bài viết này, ông cho biết: “Sự việc có thể đơn giản như thế này: Khi có một sự lựa chọn, Bắc Kinh sẽ khó mà không đứng về phía cái ác”.

Theo Tôn Thừa, Hứa Ninh / VOA