Theo Minghui.org (Minh Huệ Net) tháng 1/2024 có thêm 12 học viên Pháp Luân Công được xác nhận đã chết do bị Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đàn áp, gồm 1 người vào tháng 1/2024 và 11 người vào những năm khác.

Phap Luan Cong 1
Ngày 20/7/2023, một cuộc mít tinh lớn đã được tổ chức trước Đồi Capitol ở Washington, DC, thủ đô của Hoa Kỳ, nhằm phản đối cuộc đàn áp Pháp Luân Công tàn bạo của ĐCSTQ 24 năm qua. (Ảnh: Đới Binh /Epoch Times)

Những học viên Pháp Luân Công bị bức hại đến chết này bao gồm: Trọng Duy Cần, Tôn Tố Vân, Từ Hải Hồng, Trần Quốc Hoa, Tô An Châu, Nghê Văn Tú, Tha Văn Hà, Dương Nguyệt Bình, Sài Thúy Vinh, Hầu Tú, Khương Binh và cha của Khương Binh. Họ phân bố ở 9 tỉnh và khu tự trị tại Trung Quốc, người lớn tuổi nhất đã 83 tuổi.

Một số trường hợp cụ thể như sau:

Ông Tô An Châu, một người đàn ông 71 tuổi ở thành phố Lan Châu, tỉnh Cam Túc, đã tham gia phát sóng video nói sự thật về cuộc bức hại Pháp Luân Công và bị kết án bất hợp pháp 10 năm tù. Ông bị tra tấn dã man trong tù suốt 8 năm. Vợ và con trai ông đều bị ĐCSTQ bức hại đến chết. Ngày 10/1/2024, ông lão cũng qua đời đầy oan khuất.

Bà Tôn Tô Vân, học viên Pháp Luân Công ở thành phố Hải Thành, tỉnh Liêu Ninh, bị bắt cóc và đưa đến Nhà tù nữ Thẩm Dương vào tháng 3/2011. Bà bị tra tấn cho đến khi nằm liệt giường và không thể tự chăm sóc bản thân trong hơn 10 năm. Bà qua đời vào ngày 26/9/2023.

Học viên Pháp Luân Công Dương Nguyệt Bình đến từ thành phố Hành Dương, tỉnh Hồ Nam. Ông bị ĐCSTQ bức hại trong một thời gian dài và bị tổn hại nặng nề về thể chất và tinh thần. Ông qua đời oan khuất vào ngày 28/12/2023, thọ 60 tuổi.

Đã 24 năm kể từ khi bắt đầu đàn áp các học viên Pháp Luân Công vào tháng 7/1999, ĐCSTQ liên tục bị cộng đồng quốc tế lên án.

Ngày 18/1/2024, Nghị viện Châu Âu đã thông qua nghị quyết số 2024/2504 (RSP), lên án cuộc đàn áp các học viên Pháp Luân Công của ĐCSTQ.

Nghị quyết P9_TA(2024)0037 được thông qua với đa số phiếu vào ngày 18/1/2024 tại Strasbourg. Sau cuộc bỏ phiếu, bộ phận thông cáo báo chí của Liên minh châu Âu nhắc lại rằng “Trung Quốc phải thả… tất cả người tập Pháp Luân Công”, chấm dứt cuộc đàn, và trừng phạt những người phải chịu trách nhiệm về cuộc đàn áp Pháp Luân Công ở cấp quốc gia và EU.

Trước cuộc bỏ phiếu tại Nghị viện Châu Âu, nhiều nghị sĩ quốc hội tin rằng Pháp Luân Công là một môn tu luyện hoàn toàn vô hại, đồng thời lên án việc ĐCSTQ đàn áp tự do tôn giáo, đàn áp tàn bạo các học viên Pháp Luân Công, đặc biệt là tội ác thu hoạch nội tạng từ các học viên còn sống.

Năm 2006, truyền thông hải ngoại đã vạch trần tội ác thu hoạch nội tạng các học viên Pháp Luân Công của ĐCSTQ. Luật sư nhân quyền cấp cao người Canada David Matas và Cựu Quốc vụ khanh của chính phủ Canada phụ trách khu vực châu Á – Thái Bình Dương David Kilgour đã tiến hành điều tra trên quy mô lớn.

mo cuop noi tang
Hai luật sư nhân quyền Canada là David Kilgour và David Matas trên diễn đàn TEDx thuyết trình về mổ cướp nội tạng ở Trung Quốc. (Ảnh chụp màn hình)

Năm 2023, một số hành động khác của các chính phủ trên khắp thế giới đã kêu gọi chấm dứt hành vi vi phạm nhân quyền của ĐCSTQ đối với Pháp Luân Công, bao gồm Hoa Kỳ, Canada và Vương quốc Anh. Các đạo luật và nghị quyết nêu trên đặc biệt đề cập đến vấn đề cưỡng bức thu hoạch nội tạng.

Pháp Luân Công là môn tu luyện của Phật gia bao gồm 5 bài tập thiền định nhẹ nhàng, chậm rãi, an hòa, dựa trên các giá trị Chân-Thiện-Nhẫn. Pháp Luân Công còn được gọi là Pháp Luân Đại Pháp, lần đầu tiên được giới thiệu ra công chúng tại Trung Quốc vào năm 1992.

Môn tu luyện này nhanh chóng trở nên phổ biến rộng rãi nhờ những lợi ích đối với sức khỏe tinh thần và thể chất của người tập. Đến năm 1999, theo ước tính chính thức của chính phủ Trung Quốc, Pháp Luân Công đã thu hút khoảng 70-100 triệu người tập luyện.

Lãnh đạo ĐCSTQ khi đó là Giang Trạch Dân đã coi sự phổ biến của Pháp Luân Công là mối đe dọa đối với sự cai trị của đảng. Tháng 7/1999, ông ta đã phát động một chiến dịch tàn bạo nhằm xóa sổ môn tu luyện này.

Theo số liệu từ Trung tâm Thông tin Pháp Luân Đại Pháp, vài triệu học viên Pháp Luân Công đã bị giam giữ tùy tiện, ước tính từ 1,5 đến 2,5 triệu người bị giam trong các trại lao động vào năm 2010.

Bình Minh (t/h)