Vào lúc 8h sáng ngày 22/9, dòng điện thoại iPhone 15 series của Apple đã chính thức được mở bán tại Trung Quốc Đại Lục. Trước giờ bán, hàng dài người đã xếp hàng tại cửa hàng Tam Lý Đồn (Sanlitun) mang tính biểu tượng ở Bắc Kinh và cửa hàng đường Đông Nam Kinh ở Thượng Hải. Khách hàng đầu tiên của cửa hàng Tam Lý Đồn đến từ lúc 1h sáng và khách hàng đầu tiên của cửa hàng Đường Đông Nam Kinh đến lúc 5h sáng.

id14079474 Collage Maker 22 Sep
Trước đợt mở bán mẫu iPhone mới, hàng dài người đã xếp hàng tại cửa hàng Tam Lý Đồn ở Bắc Kinh và cửa hàng trên đường Đông Nam Kinh ở Thượng Hải. (Ảnh chụp màn hình)

Hàng dài người xếp hàng tại cửa hàng Apple ở Bắc Kinh và Thượng Hải

Vào lúc 6:45 sáng ngày 22/9, cửa hàng Apple ở Tam Lý Đồn, Bắc Kinh đã chuẩn bị cho đợt mở bán đầu tiên và cửa hàng đã được thiết kế lại để đảm bảo đơn hàng được nhận hàng một cách trật tự lúc 8h sáng.

Theo QQ News, nhân viên cho biết, từ 8 – 10h sáng là thời gian lấy hàng cho khách đặt trước, khách đã đặt hàng phải cầm biên lai đặt chỗ thì mới được xếp hàng. Người tiêu dùng thông thường tạm thời không thể xếp hàng. Vào ngày mở bán, hơn 600 khách đã chọn đến cửa hàng ở Tam Lý Đồn để nhận hàng.

Lúc 7h sáng, hơn 20 khách đã xếp hàng trước cửa để đợi nhận hàng. Người đàn ông đứng đầu hàng cho biết, để được xếp hàng đầu tiên, anh ta đã đến từ lúc 1h sáng.

Những người đầu cơ đang chờ thu hàng ngay khi đợt mở bán bắt đầu, họ tăng giá thêm từ 1.200 nhân dân tệ lên 1.500 nhân dân tệ (tương đương khoảng 4 – 5 triệu đồng) để bán lại, chủ yếu tập trung vào dòng iPhone 15 Pro.

Chu Bồng An (Zhou Pengan), chủ tài khoản có xác nhận của Weibo, và là cây bút của tờ Toutiao, đã viết: “Điện thoại di động iPhone 15 của Apple đã chính thức được bán ra vào thứ Sáu (ngày 22/9). Cửa hàng Apple trên đường Đông Nam Kinh ở Thượng Hải bắt đầu xếp hàng lúc 5h sáng, cửa hàng bán lẻ Apple ở Tam Lý Đồn Bắc Kinh lúc 10h sáng đã có hàng dài người xếp hàng đợi từ tầng một đến khu vực tầng hai.”

Bà Deirdre O’Brien, phó chủ tịch cấp cao phụ trách kinh doanh bán lẻ của Apple, cũng đến cửa hàng Tam Lý Đồn và nói: “Có lẽ không quốc gia nào hào hứng với sản phẩm mới của chúng tôi như Trung Quốc”.

Chu Bồng An bình luận trong một bài đăng trên Weibo: “Sự phổ biến của điện thoại di động Apple tại thị trường Trung Quốc cho thấy, người tiêu dùng Trung Quốc không bài ngoại và vẫn sẵn sàng trả tiền cho ‘sản phẩm nước ngoài’ tốt…”

id14079413 11ab6e6bb2688d785e678
(Ảnh chụp màn hình)

Video trực tiếp cho thấy trong khi có hàng dài người xếp hàng ở cửa hàng Bắc Kinh, thì ở cửa hàng Apple ở Thượng Hải cũng có hàng dài người xếp hàng, khách hàng đầu tiên đến lúc 5h sáng.

id14079194 56000a7b8c82522fafda4
(Ảnh chụp màn hình)

Hàng trăm người xếp hàng chờ tại một cửa hàng chuyên doanh ở khu Vương Phủ Tỉnh của Bắc Kinh, trong khi những kẻ đầu cơ lảng vảng gần đó. Cửa hàng hàng đầu của Apple trên đường Đông Nam Kinh ở Thượng Hải cũng chật cứng người.

Phân tích: ĐCSTQ không mê hoặc được lòng người

Đầu tháng này, trên mạng Internet lan truyền thông tin chính quyền Trung Quốc (Đảng Cộng sản Trung Quốc, ĐCSTQ) đã cấm các quan chức chính phủ và nhân viên của các doanh nghiệp nhà nước sử dụng điện thoại Apple tại nơi làm việc và yêu cầu sử dụng điện thoại di động nội địa (do công ty Trung Quốc sản xuất), điều này đã thu hút sự chú ý rộng rãi. Sau đó, ĐCSTQ nhanh chóng phủ nhận. Tuy nhiên, The Epoch Times được biết rằng nhiều khu vực đã cấm mang điện thoại di động của Apple vào văn phòng.

Hiện tại, thị trường Trung Quốc chiếm gần 1/5 doanh số iPhone của Apple. Theo dữ liệu do tổ chức nghiên cứu thị trường Counterpoint Research công bố, Vivo đứng đầu về doanh số điện thoại thông minh tại Trung Quốc vào năm ngoái với thị phần 19,2%, tiếp theo là Apple (18,0%).

Nhà bình luận thời sự Vương Hách (Wang He) nói với Epoch Times hôm 22/9, rằng việc fan Apple xếp hàng mua điện thoại di động cho thấy khả năng lừa dối người dân của ĐCSTQ đã giảm đi rất nhiều, ngoài đời thực, nó không còn có thể mê hoặc lòng người được nữa.

Ông nói rằng ĐCSTQ hiện đang đàn áp Apple và cấm công chức và nhân viên doanh nghiệp nhà nước sử dụng sản phẩm Apple. Đồng thời, ĐCSTQ cũng quảng bá mạnh mẽ điện thoại di động Huawei và việc bán điện thoại di động Huawei được sắp xếp trùng với chuyến thăm của Bộ trưởng Thương mại Mỹ. Những hành động này phản ánh sự đề phòng và gây áp lực của ĐCSTQ đối với Apple.

Ông nói rằng khi Apple mới vào Trung Quốc, họ đã bí mật đàm phán với ĐCSTQ, hiện tại tình hình đã thay đổi rất nhiều, Apple cũng đang chuyển đổi (chuỗi cung ứng) và đa dạng hóa cách bố trí sản xuất, điều này khiến ĐCSTQ rất tức giận. ĐCSTQ đưa ra điện thoại di động Huawei và cho biết, bất chấp sự phong tỏa của Mỹ, Trung Quốc vẫn có thể sản xuất chip và Huawei có thể sản xuất chúng, để cho thấy có vẻ như ĐCSTQ rất lớn mạnh.

“Dưới sự kiểm soát ngôn luận, bề ngoài ai cũng nói điện thoại di động Huawei tốt, nhưng trong việc bán hàng tại cửa hàng thực thể, ĐCSTQ vẫn không thể đàn áp những người hâm mộ Apple. Đây vốn là hành vi của người tiêu dùng, nhưng ĐCSTQ sẽ nhìn việc này bằng con mắt chính trị.”

Ông nói: “Hành động của ĐCSTQ ban đầu nhằm mục đích tự cổ vũ, nhưng người tiêu dùng không mua. Điện thoại di động Apple được bán rất chạy và người hâm mộ Apple đã xếp hàng từ đêm khuya để mua điện thoại di động Apple. Đây là dân tâm và dân ý.”

Điện thoại di động Apple bán chạy ở Trung Quốc Đại Lục một lần nữa làm dấy lên những cuộc thảo luận sôi nổi giữa cư dân mạng.

Cư dân mạng Weibo cho biết: “Trò thuê người xếp hàng là tất cả những gì còn sót lại từ các cửa hàng nổi tiếng trên mạng từ nhiều năm trước”. 

Có người nói: “Hơn 200 triệu mỗi năm đều là thuê người mua.” 

“Chết cười, khi Huawei ra mắt vào đầu tháng 9, hàng đợi tại các cửa hàng rất ‘nóng’. Giờ Apple đang mở bán, xếp hàng đợi tại các cửa hàng chính là ‘có bệnh”, tiêu chuẩn kép vẫn là điều mà các bạn không kìm được lòng.”

“Sự kiện này sẽ kích thích các đệ tử của giáo phái Huawei.”

“‘Hải quân mạng’ chắc chắn sẽ nói rằng (Apple) đã thuê đội những kẻ đầu cơ xếp hàng, còn Huawei mới là xếp hàng thật. Nhưng tại sao tôi không thể mua được sản phẩm đầu tiên được mở bán? Đây cũng là do Apple cố ý ư?”

“Hải quân mạng” thường đề cập đến những người đăng bài trên Internet được tổ chức nghiêm ngặt, thường là những người được các cơ quan chính phủ tuyển dụng hoặc chịu trách nhiệm tuyên truyền, hoặc nhân viên của các công ty Internet thông thường.