Ngôi sao quần vợt Trung Quốc Bành Soái công khai cáo buộc ông Trương Cao Lệ, cựu Phó Thủ tướng của Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), đã tấn công tình dục cô. ĐCSTQ kiểm duyệt tất cả các cuộc thảo luận về cáo buộc này ở trong nước. Không chỉ vậy, họ còn thông qua các kênh truyền thông của giới chức, cố gắng loại bỏ những lo ngại ngày càng gia tăng của cộng đồng quốc tế, về tung tích và sự an toàn của Bành Soái. Nhưng những hành động này càng làm dấy lên nhiều nghi vấn hơn.

140902181655815 600x400 1
Ngôi sao quần vợt Trung Quốc Bành Soái đã cáo buộc ông Trương Cao Lệ, cựu Phó Thủ tướng của ĐCSTQ, tấn công tình dục cô. Vụ việc vẫn tiếp tục gây sốt trong cộng đồng quốc tế. Ảnh Bành Soái. (Nguồn: Đới Binh / Epoch Times)

ĐCSTQ giải quyết các cáo buộc của Bành Soái như thế nào?

Kể từ khi Bành Soái đưa ra cáo buộc bị ông Trương Cao Lệ tấn công tình dục, các kênh truyền thông do nhà nước kiểm soát của ĐCSTQ về cơ bản vẫn giữ im lặng trước những cáo buộc này. Bộ máy kiểm duyệt của ĐCSTQ đã cố gắng chặn thông tin về Bành Soái. Tìm kiếm về tài khoản của cô trên Weibo đã bị chặn, chức năng bình luận của tài khoản này cũng bị tạm dừng.

CNN đưa tin, tín hiệu phát sóng của họ tại Trung Quốc đã bị cắt vào hôm thứ Năm (18/11). CNN cáo buộc chính phủ Trung Quốc kiểm duyệt báo cáo của họ về Bành Soái.

“Mỗi khi CNN đưa tin về vụ việc này, Chính phủ Trung Quốc (ĐCSTQ) sẽ chặn tín hiệu của CNN.” Ông Anderson Cooper đã nói với người xem trên chương trình “Anderson Cooper 360” của CNN.

Trước đây, hiện tượng này chỉ xảy ra khi liên quan đến ngày nhạy cảm của ĐCSTQ, hoặc khi nội dung chương trình dự kiến ​​được phát sóng chứa thông tin nhạy cảm của ĐCSTQ.

“Cơ quan kiểm duyệt của Trung Quốc (ĐCSTQ) về cơ bản đang hủy bỏ phong trào #MeToo ở Trung Quốc.” Phóng viên Will Ripley của CNN đưa tin từ Đài Bắc. Bành Soái là ví dụ mới nhất. Điều này cho thấy, không một ai được miễn nhiễm với cơ chế kiểm duyệt của Trung Quốc. Ngay cả khi đó là nhà vô địch quần vợt thế giới mang tính biểu tượng, được yêu mến trong và ngoài nước.”

Tờ “The Guardian” của Anh đưa tin, ở Trung Quốc, nếu không có sự nỗ lực, dám  mạo hiểm và có một VPN tốt (vượt tường lửa), thì về cơ bản không thể hiểu được sự việc của Bành Soái.

Chính phủ không nói gì. Các kênh truyền thông quốc gia cũng không đưa tin. Việc tiếp cận các kênh truyền thông nước ngoài của người dân Trung Quốc cũng bị kiểm soát chặt chẽ. Ngoài CNN, các kênh truyền thông nước ngoài khác như The Guardian cũng bị chặn.

Tay vợt nữ Nhật Bản Naomi Osaka, người đã giành giải Grand Slam (giải thưởng cho tay vợt đạt được 4 giải thưởng chính của một mùa tennis trong năm), đã tweet vào ngày 16/11 rằng cô ấy lo lắng về Bành Soái, “Trong mọi trường hợp, kiểm duyệt không bao giờ là một điều tốt. Tôi hy vọng Bành Soái và gia đình của cô ấy được an toàn.”

Sau dòng tweet của Naomi Osaka, có một thông điệp trên Weibo từ trong nước Trung Quốc, cảm ơn cô ấy đã quan tâm đến Bành Soái. Nhưng Naomi Osaka sau đó đã trở thành mục tiêu kiểm duyệt của ĐCSTQ. Những tìm kiếm thông tin về Naomi Osaka trên nền tảng Weibo đã bị chặn, mặc dù tài khoản của cô ấy vẫn có thể được truy cập trực tiếp thông qua một trang web cụ thể.

Hôm thứ Sáu (19/11), Bộ Ngoại giao ĐCSTQ khẳng định rằng họ không biết về tranh chấp của Bành Soái. Triệu Lập Kiên, người phát ngôn Bộ Ngoại giao, nói với các phóng viên rằng chuyện này “không phải là vấn đề ngoại giao và tôi không hiểu tình hình.”

Hơn 2 tuần trước, kể từ khi Bành Soái đệ trình cáo buộc bị ông Trương Cao Lệ tấn công tình dục, Bộ Ngoại giao Trung Quốc luôn phủ nhận rằng họ biết chuyện này.

Bành Soái đang ở đâu?” đã trở thành tâm điểm trên mạng xã hội nước ngoài

Theo dữ liệu của “BrandMentions”, một trang web phân tích hashtag, đến nay, hashtag #WhereIsPengShuai (Bành Soái đang ở đâu) đã được nhắc đến hơn 32 triệu lần trên Twitter và Instagram của Facebook (Instagram được Facebook mua lại năm 2012). Cả hai nền tảng xã hội này đều bị chặn ở Trung Quốc.

Ngược lại, chủ đề này vẫn bị kiểm duyệt chặt chẽ trong không gian mạng do ĐCSTQ kiểm soát nghiêm ngặt. Tính đến thứ Sáu (19/11), việc tìm kiếm tài khoản chính thức của Hiệp hội Quần vợt Nữ Quốc tế (WTA) hỗ trợ Bành Soái trên nền tảng Weibo của Trung Quốc, đã không mang lại bất kỳ kết quả nào, mặc dù tài khoản này vẫn tồn tại.

ĐCSTQ cố gắng khiến lời buộc tội của Bành Soái biến mất, nhưng kết quả lại phản tác dụng

新建项目 4
Tay vợt nữ Bành Soái và ông Trương Cao Lệ (Ảnh ghép chụp màn hình video)

Việc phong tỏa thông tin của ĐCSTQ không những không dập tắt được vụ việc của Bành Soái, mà còn làm trầm trọng thêm sự nghi ngờ của cộng đồng quốc tế.

Bắc Kinh đã cố gắng làm cho cáo buộc #MeToo của Bành Soái biến mất. Lần gần đây nhất, ngày 17/11, Mạng lưới Truyền hình Toàn cầu của ĐCSTQ (CGTN), đã thông qua tài khoản Twitter chính thức, chuyển tiếp một email được cho là của Bành Soái gửi đến Hiệp hội Quần vợt Nữ Quốc tế (WTA).

Email cho biết Bành Soái đã phủ nhận việc cô bị ông Trương Cao Lệ, cựu thành viên Ủy ban Thường vụ ĐCSTQ, tấn công tình dục. Đồng thời phủ nhận rằng cô bị mất liên lạc. Nhưng thông tin này lại càng khiến thế giới bên ngoài nghi ngờ hơn.

WTA đã đẩy vụ việc của Bành Soái trở thành tiêu điểm quốc tế. Tổ chức này càng yêu cầu ĐCSTQ giải thích và chứng minh rằng Bành Soái vẫn an toàn.

Ông Steve Simon, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của WTA, phản hồi rằng ông sẽ không chấp nhận bức email được gửi từ CGTN này là của Bành Soái. Bởi ông đã cố gắng liên hệ với Bành Soái qua nhiều kênh khác nhau nhưng không có kết quả. Tuyên bố từ các kênh truyền thông chính thức của ĐCSTQ về Bành Soái “chỉ khiến tôi thêm lo lắng về sự an toàn và tung tích của cô ấy.”

Ông Simon cho biết trong một cuộc phỏng vấn với CNN ngày 18/11 rằng nếu sự việc không được xử lý thỏa đáng, giải đấu sẽ bị rút khỏi Trung Quốc.

Các vận động viên nổi tiếng quốc tế, gồm Serena Williams, Andy Murray, Billie Jean King, Novak Djokovic và Naomi Osaka, đều lên tiếng bênh vực Bành Soái và yêu cầu ĐCSTQ minh bạch trong vụ việc này.

Hôm thứ Sáu (19/11), Liên Hiệp Quốc kêu gọi ĐCSTQ cung cấp bằng chứng chứng minh tung tích và sự an toàn của Bành Soái. Văn phòng Nhân quyền LHQ đã kêu gọi một cuộc điều tra hoàn toàn minh bạch về các cáo buộc tấn công tình dục của Bành Soái.

Bà Liz Throssell, người phát ngôn của Văn phòng Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, cho biết trong một cuộc họp báo tại Geneva hôm thứ Sáu (19/11) rằng: “Nắm được bằng chứng về nơi ở của cô ấy (Bành Soái) và liệu cô ấy có bình an hay không sẽ là điều rất quan trọng.” “Chúng tôi kêu gọi một cuộc điều tra toàn diện và minh bạch về các cáo buộc bị tấn công tình dục của cô ấy.”

“Chúng tôi muốn nhấn mạnh rằng điều quan trọng là phải biết Bành Soái đang ở đâu, đang ở trạng thái nào và tình hình của cô ấy như thế nào”, bà Throssell nói.

Đến nay, vụ việc này đã gây ra một cuộc đối đầu giữa ngành quần vợt và chính quyền ĐCSTQ.

Ngày 14/11, lần đầu tiên WTA đưa ra một tuyên bố nói rằng họ sẽ theo đuổi “một cuộc điều tra toàn diện, công bằng và minh bạch về cáo buộc tấn công tình dục nhằm vào cựu lãnh đạo Trung Quốc (ông Trương Cao Lệ).”

Ngày 15/11, Hiệp hội Quần vợt Nhà nghề (ATP Tour) cũng đưa ra một tuyên bố, ủng hộ lời kêu gọi của Hiệp hội Quần vợt Nữ Quốc tế (WTA). Cùng ngày Hiệp hội Quần vợt Hoa Kỳ (USTA) cũng hưởng ứng lời kêu gọi điều tra của WTA và ca ngợi lòng dũng cảm của Bành Soái.

Hôm thứ Năm (18/11), Liên đoàn Quần vợt Quốc tế (ITF) cho biết họ cũng cam kết đảm bảo an toàn cho các thành viên và hỗ trợ các cuộc điều tra về tung tích của tay vợt Trung Quốc Bành Soái.

Theo Trương Đình / Epoch Times

Xem thêm: