Trong số quan chức Trung Quốc thiệt mạng đã không ít vụ việc là do tự sát. Nhìn lại vài năm qua, có rất nhiều trường hợp quan chức Trung Quốc tự sát vì có vấn đề bệnh thần kinh. Lịch sử Trung Quốc dưới thời Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) lãnh đạo với vô số phong trào xã hội gây tang thương chém giết lẫn nhau, phần nào đã phản ánh một thực tế: Đất nước này do những kẻ tâm thần lãnh đạo!

Giang Thanh
Cảnh bà Giang Thanh vợ ông Mao Trạch Đông bị xét xử. (Ảnh: MXH)

Gần đây có thể kể hàng loạt trường hợp nhảy lầu tự sát như: Chủ nhiệm Sang Jinke Ủy ban Nội vụ và Công tác Tư pháp – Ban Thường vụ Nhân đại Hà Nam, Chủ tịch Bai Zhongren Công ty Đường sắt Trung Quốc, Phó Chủ nhiệm Li Wufeng Văn phòng Thông tin Nhà nước, Kỹ sư trưởng Yang Pingluo Cục Bảo vệ Môi trường Nhạc Dương tỉnh Hồ Nam, Bí thư Cen Wanjun Quận ủy Xuân Hoa – thành phố Trương Gia Khẩu, Chủ nhiệm Li Haihua Ban Thường vụ Nhân đại thành phố Hiếu Cảm tỉnh Hồ Bắc, Cục trưởng Ke Jianguo Cục Chống Tham nhũng của thành phố Trùng Châu tỉnh Tứ Xuyên, Phó Chánh án Zhang Wanxiong Tòa án quận Lương Châu của thành phố Vũ Uy tỉnh Cam Túc…

“Trầm cảm – điều tra – tự tử” gần như đã trở thành hình mẫu cố định về những cái chết bất thường của quan chức ĐCSTQ hiện nay.

Theo thống kê, ở Trung Quốc có khoảng 100 triệu người mắc chứng tinh thần trầm cảm, nhưng trong số đó chưa đến 1/10 đến bệnh viện, đặc biệt là thành phần quan chức muốn giữ bí mật bệnh tình, cho nên có thể nói tình hình tinh thần trầm cảm của nhóm này còn gia tăng nhiều.

Nghiên cứu từ Viện Sức khỏe Tâm thần của Bệnh viện số 6 thuộc Đại học Bắc Kinh đã chứng minh, tỷ lệ người Trung Quốc gặp vấn đề tâm lý nghiêm trọng lên tới 15%, trong khi tỷ lệ công chức rối loạn trầm cảm cao hơn 6%. Những năm gần đây, hơn 90% trường hợp quan chức “chết bất thường” là do trầm cảm.

Chủ nhiệm Xu Yi khoa Sức khỏe Tâm thần tại Bệnh viện liên kết số 1 của Đại học Chiết Giang cho biết mỗi ngày tiếp đón hơn 200 bệnh nhân, mỗi năm gần 70.000, khoảng 60% trong số họ được chẩn đoán mắc bệnh trầm cảm và khoảng một nửa trong số họ là công chức.

Bị trầm cảm tinh thần do đấu đá nội bộ

Cũng có nhiều quan chức bị trầm cảm không phải vì sợ bị vạch trần tham nhũng, chủ yếu vì họ thường phải đối mặt với những chính sách mâu thuẫn và những mệnh lệnh hay thay đổi, độc đoán và bạo lực của ĐCSTQ, khiến họ dần mất đi lý trí và mất đi tiêu chuẩn phán đoán đúng sai, đầu óc trở lên mơ hồ.

Hội trưởng Chen Changwen Hiệp hội xã hội học tỉnh Tứ Xuyên cho biết, các quan chức phải đối mặt với nhiều xung đột xã hội gay gắt, một số công việc xung đột với nhận thức của chính họ và có thể gây vấn đề tâm lý. Môi trường quan trường quan liêu không lành mạnh cũng sẽ gây ra vấn đề về tâm lý. Nếu những vấn đề này không thể được giải quyết hoặc thậm chí bị cố tình che giấu, chúng sẽ khiến tình trạng bệnh tinh thần của quan chức trở nên trầm trọng hơn.

Một nữ công chức Cục Thuế Tân Cương kể rằng cô làm việc  không có ngày nghỉ, có khi nửa đêm nhận được điện thoại cũng phải gấp rút xử lý công việc cho kịp “quy định”… Trong cơ quan, các đồng nghiệp cảnh giác lẫn nhau, giám sát lẫn nhau, mọi người hay đứng bên cửa sổ nhìn về phía xa, nhưng cửa sổ có rào bao quanh để phòng ngừa bức xúc nhảy lầu…

Anh Zhang với tư cách là thư ký lãnh đạo một huyện kể rằng từ 3 năm trước anh đã thường mất ngủ, trong giấc mơ thường thấy bị lãnh đạo la mắng “Làm gì vậy? Ai bảo làm việc này? Tôi bảo làm việc gì thì hãy làm việc đó”, và anh tỉnh dậy trong sợ hãi, trán đổ mồ hôi, anh ngồi lặng lẽ mở mắt cho đến tận khi trời sáng lại đi làm.

Anh Zhang đã làm việc 11 năm trong hệ thống công chức nhà nước, là người được cho là trung thực, được phân công làm thư ký bên cạnh lãnh đạo, tập trung vào công việc quản lý tài chính. Công việc của anh không có giờ giấc điều độ, một khi làm không tốt sẽ bị lãnh đạo mắng mỏ. Hơn nữa, lãnh đạo thường yêu cầu anh làm những vấn đề tài chính “có vấn đề” và còn răn đe không được phép để lộ nếu muốn bình yên.

Thư ký Yang nói: “Tôi đã làm một số việc theo yêu cầu của lãnh đạo khiến lương tâm tôi bị giằng xé. Nhưng dù tôi đổi việc hay từ chức cũng khó bề yên thân, vì tôi đã biết nhiều chuyện nên cũng khó được ra đi. Tôi nghĩ tôi bị trầm cảm, thậm chí còn có ý định tự tử…  Tôi đã làm rất nhiều điều đáng xấu hổ và tôi đã hai lần muốn tự tử”.

Benh vien Tam than
Bệnh viện tâm thần Khang Ninh – Thâm Quyến. (Nguồn: MXH)

Nhóm người bệnh khổng lồ bị che giấu

Chuyên gia tâm lý Zhao Guoqiu chia sẻ, cho dù vì những lý do sợ bị lộ tham nhũng hay do áp lực đấu đá quyền lực trong ĐCSTQ, một khi con người bị sống trong cảnh ức chế tinh thần quá lớn thì đó là nguy cơ tiềm ẩn bệnh tinh thần.  Ông nói rằng quan chức có vấn đề về tâm lý đến phòng khám ở Hàng Châu của ông thường là những người từ nơi xa đến, họ đến trước ngày hẹn một hoặc hai ngày, tìm thời gian trò chuyện với ông một lúc, nhận một ít thuốc rồi về; có những người thì muốn gặp ở một nơi riêng tư, thậm chí có người còn nhờ thư ký đi thay để không lộ bản thân.

Điều khiến chuyên gia Zhao chú ý là trong nhóm người này, để ngăn không cho nhiều người biết về tình trạng bệnh của họ, nhiều người đã không sử dụng bảo hiểm y tế, thậm chí giấu danh tính.

Một quan chức của cơ quan thuộc Chính quyền thành phố Bắc Kinh từng tiết lộ với giới truyền thông rằng nếu thừa nhận mình có vấn đề về tâm lý, có nghĩa bản thân sẽ phải từ bỏ một số thứ đã có được. Quan chức này nói rằng ngay cả khi ông cảm thấy bản thân có vấn đề về tâm thần, biết rằng nó có thể gây ra các bệnh liên quan nhưng ông không thể gặp chuyên gia tư vấn tâm thần, vì không có gì đảm bảo rằng chuyện sẽ không bị tiết lộ cho người khác. Ông nói: “Tôi cũng không muốn tâm sự với gia đình, bạn bè, để tránh khiến họ lo lắng nên mọi việc đều tự mình gánh chịu”.

Chuyên gia tâm lý Xu Yi chữa trị cho một quan huyện bị trầm cảm đã đề nghị quan chức này vào bệnh viện chữa trị, nhưng người vợ của ông này lại kiên quyết không đồng ý: “Nếu một chủ tịch huyện bị đưa vào bệnh viện tâm thần, chẳng phải điều đó sẽ trở thành trò cười cho cả huyện sao?” Ông Xu Yi nói với họ rằng người nhà nên ở bên cạnh túc trực chứ không nên để ông ấy tiếp tục giữ chức vụ, vì trường hợp ông ấy nên hạn chế ra ngoài. Xu Yi nói với người con trai cao lớn vạm vỡ của quan huyện này, “Khi cháu và cha đi dạo phố, cháu phải đi bên ngoài để đề phòng cha mình bị xe tông”. Tuy nhiên bi kịch vẫn xảy ra. Một ngày nọ trong một lần quan chức này đi ra ngoài đã lao vào xe ô tô tự sát thiệt mạng.

Với tư cách là chuyên gia trưởng về sức khỏe tâm thần của tỉnh Chiết Giang, ông Xu Yi cho biết các quan chức bị trầm cảm đau đớn đến mức sống không bằng chết. Nhiều lãnh đạo sau khi vào tù lại thấy ăn ngon, ngủ ngon và ít ốm đau hơn. Chuyên gia Zhao chia sẻ về vấn đề này: “Tất cả dữ liệu đều được lưu trữ trong máy tính của tôi nhưng không thể tiết lộ ra bên ngoài…”.

Có thể nói, quan chức ĐCSTQ bị bệnh tâm thần là một nhóm người khổng lồ được che giấu bệnh, không ai biết có bao nhiêu người, những gì bị lộ ra chỉ là phần nổi của núi băng trôi.

Cach mang Van hoa
Biển hiệu của thời Cách mạng Văn hóa Trung Quốc. (Nguồn: MXH)

Những người tâm thần cai trị Trung Quốc từ trước năm 1949

Kể từ khi ĐCSTQ lên cai trị Trung Quốc, đất nước Trung Quốc đã luôn do những người bệnh tâm thần cai trị. Con trai của Mao Trạch Đông là Mao Ngạn Thanh khi còn nhỏ lang thang ở Thượng Hải đã bị quân cảnh đánh vào đầu, sau đó bị bệnh tâm thần, nhưng vào năm 1947 ông ta vẫn lãnh đạo công cuộc cải cách ruộng đất ở thành phố Tề Tề Cáp Nhĩ, sau năm 1949 vào quân đội với quân hàm trung tá và làm việc tại Học viện Khoa học Quân sự, chuyên nghiên cứu về tư tưởng Mác-Lênin.

Người vợ bé Giang Thanh (Jiang Qing) của Mao Trạch Đông vì ghen với việc Mao Trạch Đông có quá nhiều phụ nữ, thậm chí ông ta còn ngoại tình với mẹ vợ của Mao Ngạn Thanh, cuối cùng đã có vấn đề tâm thần và tự sát trong tù. Năm 1967, bà Giang Thanh đến Đại học Bắc Kinh và tổ chức một cuộc họp 10.000 người, bà khóc qua cái loa phóng thanh: “Cô Trương Thiệu Hoa (Zhang Shaohua) trong trường này hoàn toàn không phải là con dâu của Chủ tịch Mao! Mẹ cô ta là kẻ xấu xa, bịp bợm trong chính trị! Việc cho con gái bà ta kết hôn cùng Mao Ngạn Thanh là có âm mưu, xưa nay tôi chưa bao giờ thừa nhận cô ấy là con dâu của Chủ tịch Mao, và chính Chủ tịch Mao cũng không thừa nhận! Như mọi người đều biết, Chủ tịch Mao có một người con trai Mao Ngạn Thanh bị vấn đề tinh thần. Trương Thiệu Hoa thấy Mao Ngạn Thanh ngơ ngẩn nên tìm cách ép anh ta cưới”. Bà Giang Thanh hét lên điên cuồng, “Trong 10 năm qua, tôi đã rất tức giận với người phụ nữ này và gia đình cô ta”. Sau một lúc im lặng như lấy sức rồi đột nhiên lại hét vào loa trước hàng ngàn người có mặt, giọng khàn khàn: “Mẹ của Trương Thiệu Hoa – bà Trương Văn Thu (Zhang Wenqiu) là kẻ âm mưu chính trị được cả nước Trung Quốc biết… Chúng tôi đã phải chịu đựng rất nhiều trong 4 năm qua, bệnh tim của tôi là do họ gây ra. Tôi phải tố cáo, phải lên tiếng! Đấu tranh giai cấp đã đến nhà chúng ta! Bọn gián điệp đã đến nhà chúng ta!”. Bà Giang Thanh khàn khàn hét lên, “Trương Thiệu Hoa có ở đây không?” Hội trường im lặng một lúc thì có người dõng dạc: “Trương Thiệu Hoa không có ở đây không” – không ai lên tiếng, dù khi đó Trương Thiệu Hoa có mặt bên dưới.

Giang Thanh là mẹ kế của Mao Ngạn Thanh. Sau này Mao Ngạn Thanh kết hôn với Trương Thiệu Hoa và sinh ra một cậu con trai là Mao Tân Vũ, lớn lên cũng làm sĩ quan quân đội ĐCSTQ, tuy nhiên Mao Tân Vũ tính tình nhút nhát, vẻ mặt đờ đẫn nên bị người dân Trung Quốc và cư dân mạng cho là có vấn đề về tâm thần.

Mao Tân Vũ
Ông Mao Tân Vũ (giữa) – cháu đích tôn của cố lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc Mao Trạch Đông (Ảnh: Getty Images)

Sau này, Mao Ngạn Thanh nhiều lần đưa con trai Mao Tân Vũ đến các khu cách mạng cũ, các nhà máy, các vùng nông thôn để điều tra nhằm giáo dục lòng yêu nước cho quần chúng. Mao Ngạn Thanh qua đời vào tháng 3/2007 tại Bệnh viện Đa khoa Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc ở Bắc Kinh.

Bà Giang Thanh còn có một mối tình đầu với người tên là Lạc Thiếu Hoa (Le Shaohua). Lạc Thiếu Hoa chính là người giới thiệu bà Giang Thanh vào ĐCSTQ và đưa tới khu kháng chiến Diên An. Sau khi Giang Thanh đến Diên An đã ngủ với Mao Trạch Đông, còn Lạc Thiếu Hoa vẫn là người tình của Giang Thanh bị coi là người bệnh tâm thần trong phong trào cải chính Diên An, ông ta thường hay khóc và quỳ gối trước mọi người, nhưng năm 1950 được giao chức Thứ trưởng Bộ Công nghiệp Đông Bắc kiêm Cục trưởng Cục Công nghiệp Quân đội. Có lần Lạc Thiếu Hoa gặp Mao Trạch Đông tại một cuộc họp ở phía nam, Mao Trạch Đông đã mắng ông là “đồ phái hữu”, lúc đó Lạc Thiếu Hoa đã có vấn đề bị bệnh tâm thần, nhóm của ông Tập Trọng Huân (cha của đương nhiệm lãnh đạo ĐCSTQ Tập Cận Bình) đã đưa Lạc Thiếu Hoa đến Quảng Đông để chữa bệnh, khi đó Lạc cứ quỳ trước mặt những người đưa đi và khóc lóc cầu xin tha thứ. Sau này Lạc Thiếu Hoa tự sát bằng cách nhảy khỏi một tòa nhà ở bệnh viện Quảng Đông.

Trung Quốc là một đất nước rộng lớn nhưng từ lâu đã bị một nhóm người bệnh tâm thần lãnh đạo. Liệu một đất nước như vậy có tương lai không? Chả trách mà lịch sử ĐCSTQ đã nổ ra những phong trào gây thảm họa xã hội như Đại nhảy vọt, Tam phản Ngũ phản, Chống phái hữu, Cách mạng Văn hóa, Thảm sát Thiên An Môn 1989, đến cuộc đàn áp Pháp Luân Công của Giang Trạch Dân từ năm 1999, gần đây lại tới bịa đặt về bệnh cúm gia cầm, cúm lợn, cho đến thảm họa để lây lan đại dịch COVID-19 ra toàn thế giới…

Hiện nay kinh tế Trung Quốc suy thoái, bất động sản và thị trường chứng khoán sụp đổ, vốn nước ngoài rút đi gây bùng nổ thất nghiệp, các cuộc nổi dậy dân sự lan rộng, những người Trung Quốc chạy trốn tị nạn khắp thế giới, các vụ cháy nổ vẫn tiếp diễn trên khắp đất nước Trung Quốc… Trong khi đó trên trường quốc tế, các nước không ngừng lên tiếng phản ứng trước những tuyên bố ngoại giao hung hăng có vấn đề thần kinh của quan chức ĐCSTQ…

Một đất nước như vậy có nguy hiểm không?