Tối ngày 4/6, hơn 6.000 người đã đổ về quảng trường Tự do của Đài Bắc, Đài Loan, để tưởng niệm 35 năm vụ Thảm sát Thiên An Môn năm 1989, lập kỷ lục mới trong 10 năm qua. Dãy số “8964” (4/6/1989) được thắp sáng bằng những ánh nến trong giây phút tưởng niệm các nạn nhân trong vụ thảm sát ngày 4/6/1989.

p3500131a991802830
Tối 4/6, tại Đài Bắc đông đảo người dân tưởng niệm vụ Thảm sát Thiên An Môn. (Ảnh: CNA)

Đài Loan là nơi duy nhất mà cộng đồng người Hoa có thể tổ chức các sự kiện tưởng niệm công khai. Tối ngày 4/6, Hiệp hội Đại học Dân chủ Trung Quốc và một số nhóm dân sự đã phối hợp tổ chức “Lễ kỷ niệm Lục Tứ 35 năm – Theo đuổi dân chủ, không sợ hãi” trên Đại lộ Dân chủ tại Nhà tưởng niệm Tưởng Giới Thạch ở Đài Bắc.

Theo thống kê từ ban tổ chức, số lượng người tham gia lễ tưởng niệm năm nay đã vượt quá 6.000 người, lập kỷ lục mới trong 10 năm qua.

Thông tấn Xã Trung ương Đài Loan (CNA) đưa tin, trong một bài phát biểu qua video, ông Phương Chính, Chủ tịch Tổ chức Giáo dục Dân chủ Trung Quốc ở nước ngoài, cho biết vào ngày 4/6 cách đây 35 năm, ông đã bị truy đuổi từ phía sau và bị xe tăng của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) nghiền nát đôi chân.

Hôm nay 35 năm sau, chính quyền ĐCSTQ vẫn đang dùng những thủ đoạn tàn ác để đàn áp người dân Trung Quốc, gây ra thảm họa xã hội ở khắp nơi. ĐCSTQ cũng đang tìm mọi cách để tước đoạt tự do của Hồng Kông, cũng như dùng vũ lực đe dọa nền dân chủ và tự do của Đài Loan.

Vì vậy ông kêu gọi phải chung tay ngăn chặn chế độ chuyên chế này và chấm dứt các chế độ toàn trị. Ông tin chắc rằng “dân chủ sẽ thắng và chế độ độc tài sẽ thất bại”.

Qua video, ông Chu Phong Tỏa (Zhou Fengsuo), Giám đốc điều hành của Tổ chức Nhân quyền Trung Quốc, cũng cho biết 35 năm trước, ông còn là sinh viên của Đại học Thanh Hoa ở Bắc Kinh. Khi đó, ông đã trải qua những ngày đen tối nhất trong lịch sử Trung Quốc, đó là cuộc chiến chính quyền Trung Quốc chống lại người dân.

Một chế độ như vậy không thể tôn trọng nhân quyền. Đó là lý do vì sao có các trại tập trung của người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương, vì sao người Tây Tạng buộc phải tự thiêu, và quyền tự do của Hồng Kông bị thoái lùi nghiêm trọng. Hôm nay, nhân kỷ niệm ngày 4/6, điều chúng ta cần tưởng nhớ là giá trị phổ quát của nền dân chủ.

Ông Chu Phong Tỏa nói: “Chúng ta phải tưởng nhớ sự hy sinh của rất nhiều người vì giá trị chung này, đồng thời cũng cần nhớ rằng chúng ta phải bảo vệ các giá trị phổ quát trước chế độ ĐCSTQ tà ác, cũng như bảo vệ nền dân chủ, tự do rất khó khăn mới giành được ở Đài Loan ngày nay.”

Trong một bài phát biểu ngắn trên sân khấu, ông Ngô Nhân Hoa (Wu Renhua), một nhà hoạt động ủng hộ dân chủ Trung Quốc, kiêm học giả thỉnh giảng tại Đài Loan, đề cập rằng mối đe dọa lớn nhất đối với các nước dân chủ hiện nay là chế độ chuyên quyền ĐCSTQ. Việc tham dự lễ tưởng niệm vụ Thảm sát Thiên An Môn ngày 4/6/1989 là nhằm một lần nữa vạch trần bộ mặt tàn bạo của chế độ ĐCSTQ.

id14263944 DSC 2536
Tối ngày 4/6/2024, hoạt động kỷ niệm 35 năm Sự kiện Thiên An Môn tại Đài Bắc, Đài Loan, theo ban tổ chức hơn 6.000 người đã tham dự sự kiện này. (Ảnh: Song Bilong / Epoch Times)

Tại sao lại kỷ niệm ngày 4/6 ở Đài Loan? Ông Lâm Khởi Hoa, Chủ tịch Hiệp hội Đại học Dân chủ Trung Quốc, người tổ chức, nói thẳng rằng mọi người đều có lý do để đến đó. Ý tưởng của ông rất đơn giản: “Chỉ cần là điều khiến Bắc Kinh không hài lòng, chúng ta sẽ làm”.

Ông nói: “Chúng ta đứng đây không chỉ để kỷ niệm sự kiện ngày 4/6, mà còn để nói với chính quyền Bắc Kinh, rằng họ đã tiến hành bạo lực nhà nước đàn áp đẫm máu.

Các người đã cố gắng hết sức để xóa bỏ mọi ngày nhạy cảm. Chúng ta sẽ không quên từng cái tên bị các người đàn áp vì muốn giữ vững sự ổn định trong 35 năm qua. Sự chuyên chế của chính quyền độc tài chưa bao giờ dừng lại.

Mọi người phải nói với Bắc Kinh rằng dù có độc tài và đàn áp đến đâu, thì vẫn có người Hoa ở Đài Loan đứng ra bảo vệ lương tri. Người Đài Loan không phải là những quả hồng mềm mà ĐCSTQ có thể tùy ý chèn ép bất cứ khi nào. Nếu ĐCSTQ muốn thôn tính Đài Loan, chúng ta sẽ trở nên cứng rắn khiến các người khó có thể gặm được”.

Ông Lý Minh Triết (Lee Ming-che), một nhà hoạt động nhân quyền người Đài Loan từng bị ĐCSTQ cầm tù, nhấn mạnh rằng sự tồn tại của chế độ ĐCSTQ phản nhân loại trên thế giới này là nỗi ô nhục lớn nhất trong lịch sử loài người. Chính phủ này nên bị thanh trừng. Chính phủ này không đủ tư cách để “bình phản” (khôi phục danh tiếng) cho vụ Thảm sát Thiên An Môn.

id14263949 DSC 2731
Tối ngày 4/6/2024, hoạt động kỷ niệm 35 năm Sự kiện Thiên An Môn tại Đài Bắc, Đài Loan, theo ban tổ chức hơn 6.000 người đã tham dự sự kiện này. (Ảnh: Song Bilong / Epoch Times)
id14263937 DSC 2501
Tối ngày 4/6/2024, hoạt động kỷ niệm 35 năm Sự kiện Thiên An Môn tại Đài Bắc, Đài Loan, theo ban tổ chức hơn 6.000 người đã tham dự sự kiện này. (Ảnh: Song Bilong / Epoch Times)

Phát biểu qua một đoạn video được ghi sẵn, ông Damon Wilson, Chủ tịch Quỹ Dân chủ Quốc gian, nói rằng ngày này 35 năm trước, hàng ngàn sinh viên, công nhân và công dân dũng cảm thuộc mọi tầng lớp đã tuần hành khắp Trung Quốc, kêu gọi các quyền tự do, cải cách và dân chủ cơ bản.

“Họ nói với chúng tôi rằng Trung Quốc có hy vọng về dân chủ và Trung Quốc có nhu cầu về dân chủ, nhưng quân đội ĐCSTQ đã bắn chết hàng ngàn người biểu tình. ĐCSTQ chưa bao giờ chịu trách nhiệm về những vi phạm nhân quyền này, và không có thủ phạm nào bị truy cứu trách nhiệm trước pháp luật.”

Ông Wilson cho biết, trước đây hàng ngàn người tổ chức thắp nến tưởng niệm mỗi năm ở Hồng Kông, nhưng ĐCSTQ hiện đã không cho phép tổ chức những buổi lễ tưởng niệm vụ Thảm sát Thiên An Môn ngày 4/6/1989.

Thậm chí, họ còn bắt giữ những người tổ chức như luật sư nhân quyền Hồng Kông Trâu Hạnh Đồng (Chow Hang-tung). Đây là lý do vì sao việc Đài Loan tổ chức lễ tưởng niệm vụ Thảm sát Thiên An Môn ngày 4/6/1989 lại quan trọng đến vậy.

Ông chỉ ra rằng ĐCSTQ đang cố gắng bóp nghẹt tiếng nói và mạng sống của những người bảo vệ nhân quyền. Là những người ở tuyến đầu của tự do tại Đài Loan, mọi người hiểu tầm quan trọng của việc sát cánh cùng những người kêu gọi dân chủ. Quỹ Dân chủ Quốc gia Hoa Kỳ rất vinh dự được sát cánh cùng mọi người và tất cả những người bảo vệ ngọn lửa tự do.

Ông Wilson nói, một thế giới dân chủ có thể trở thành hiện thực. Nhưng chỉ khi sát cánh cùng nhau vì sự thật, công lý và phẩm giá con người, chúng ta mới có thể đảo ngược tình trạng miễn tội đối với những vi phạm nhân quyền, và tạo ra một thế giới có nền dân chủ phát triển mạnh. Vì vậy, hôm nay mọi người vẫn tiếp tục tưởng nhớ tất cả những người đã hy sinh mạng sống của mình cách đây 35 năm.

Đêm hôm đó, một nhà tưởng niệm được dựng lên tại hiện trường, để người dân đến thắp nến tưởng niệm. Dãy số “8964” (4/6/1989) được thắp sáng bằng những ánh nến, để tưởng niệm các nạn nhân trong phong trào Lục Tứ.

CNA đưa tin, số người tham dự lễ tưởng niệm đêm ngày 4/6 năm nay đạt mức cao kỷ lục. Ông Tằng Kiện Nguyên, Giám đốc điều hành Hiệp hội Đại học Dân chủ Trung Quốc, phân tích rằng số lượng người ủng hộ các giá trị dân chủ và nhân quyền của Đài Loan đã tăng lên.

Cùng với việc các nhóm Hồng Kông vào Đài Loan và trời không mưa là những nguyên nhân chính khiến số lượng người tham dự tăng lên.

Sau ngày 20/5, các cuộc tập trận quân sự của ĐCSTQ chống lại Đài Loan diễn ra liên tiếp. Những hiệu ứng của “Chiến dịch Thanh Điểu” của Đài Loan đối với các sửa đổi lập pháp về quyền lực của Quốc hội cũng có thể là một trong những lý do.

Ông Tăng Kiến Nguyên cũng đề cập rằng số lượng người Hồng Kông tham gia năm nay đã tăng lên đáng kể. Ngoài các nhóm Hồng Kông ở Đài Loan, còn có những người đáp chuyến bay đặc biệt từ Hồng Kông đến Đài Loan chỉ để tham dự lễ tưởng niệm đêm ngày 4/6.

Nguyên nhân của tình trạng này là do không còn chỗ cho tự do ở Hồng Kông. Trong thời gian qua, chính quyền Hồng Kông đã dùng luật pháp để đàn áp những người dân Hồng Kông tưởng niệm ngày 4/6.

Theo “Ming Pao” (Minh Báo), trong dịp kỷ niệm 35 năm vụ Thảm sát Thiên An Môn ngày 4/6/1989, tính đến 23h30 (giờ địa phương) hôm thứ Ba (4/6), cảnh sát Hồng Kông đã bắt giữ 2 người đàn ông và 2 phụ nữ, tuổi từ 23 đến 69, tại Wan Chai và North Point.

Nhưng người dân Hồng Kông tại hải ngoại vẫn từ chối lãng quên ngày này. Ngày càng có nhiều người Hồng Kông ở nước ngoài đoàn kết lại, đứng lên hành động và tưởng niệm ngày 4/6 trên quy mô lớn hơn ở nước ngoài.

0dc1fa8b a53a 4326 9c2e 18d3006dfab7
Nhiều người Hồng Kông di cư sang Úc muốn tiếp tục tưởng niệm vụ Thảm sát Thiên An Môn và nói với người dân địa phương về những thay đổi ở Hồng Kông. (Ảnh: Jude cung cấp)

Vawongsir, một họa sĩ minh họa người Hồng Kông di cư đến Đài Loan, đã công bố một tác phẩm mới vào ngày 4/6, kế thừa truyền thống sáng tác tranh minh họa Hồng Kông trong phong trào ngày 4/6.

07e4de3f 45b2 46f5 9c80 883ddb1e8268
Họa sĩ minh họa người Hồng Kông Vawongsir công bố bức tranh minh họa vào ngày 4/6, bày tỏ sự từ chối lãng quên thông qua hội họa. (Ảnh chụp màn hình của Vawongsir IG)

Họa sĩ minh họa người Hồng Kông Vawongsir công bố bức tranh minh họa vào ngày 4/6, bày tỏ sự từ chối lãng quên thông qua hội họa. (Ảnh chụp màn hình của Vawongsir IG)

Bình Minh (t/h)