Báo cáo tài chính của các công ty tàu điện ngầm ở 29 thành phố ở Trung Quốc cho thấy, nếu trừ trợ cấp của chính phủ thì tất cả đều thua lỗ. Tổng nợ phải trả của các công ty tàu điện ngầm nói trên lên tới 4.300 tỷ nhân dân tệ (593,559 tỷ USD). Trong 4 năm qua, số nợ tàu điện ngầm ở nhiều thành phố khác nhau ở Trung Quốc đã tăng lên hàng năm.

Tau dien ngam
Người dân đi tàu điện ngầm ở Thượng Hải năm 2020. (Nguồn: Robert Way/ Shutterstock)

Theo các phương tiện truyền thông như Jiemian News, mới đây các tập đoàn tàu điện ngầm và tập đoàn vận tải đường sắt (gọi tắt là: các công ty tàu điện ngầm) tại 29 thành phố ở Trung Quốc đã công bố báo cáo tài chính năm 2023 của họ. Phân tích thống kê của Jiemian News cho thấy, doanh thu của các công ty tàu điện ngầm nhìn chung tăng vào năm 2023, nhưng lợi nhuận của nhiều công ty lại giảm. Đồng thời, trợ cấp của chính phủ hầu hết đã tăng lên. Xét về quy mô doanh thu, Shenzhen Metro tiếp tục đứng đầu cả nước, với doanh thu đạt 25,15 tỷ nhân dân tệ vào năm 2023, tăng 1,18 tỷ nhân dân tệ so với năm trước. Tuy nhiên, sau khi loại trừ khoản trợ cấp 730 triệu nhân dân tệ của chính phủ, lợi nhuận ròng là âm 180 triệu nhân dân tệ.

Ở góc độ lợi nhuận, Beijing Metro là một trong những công ty tàu điện ngầm sinh lời cao nhất Trung Quốc, với lợi nhuận ròng thuộc về công ty mẹ vào năm 2023 là 2,4 tỷ nhân dân tệ. Tuy nhiên, trợ cấp của chính phủ đạt 25,34 tỷ đồng. Vị trí thứ hai là Chengdu Metro, với lợi nhuận ròng thuộc về công ty mẹ là 830 triệu nhân dân tệ. Trong số đó, trợ cấp của chính phủ lên tới 6,96 tỷ nhân dân tệ. Tiếp theo lợi nhuận ròng là Tianjin Rail Transit, Changchun Rail Transit, Qingdao Metro, Ningbo Rail Transit, Nanjing Metro, Fuzhou Metro, v.v. Trong số 29 công ty tàu điện ngầm được thống kê, 25 công ty có doanh thu tăng, nhưng 17 công ty có lợi nhuận giảm. Giá trị gia tăng của các công ty có lợi nhuận tăng về cơ bản là dưới 200 triệu nhân dân tệ. Tuy nhiên, nếu khoản trợ cấp của chính phủ dành cho các doanh nghiệp này bị khấu trừ thì tất cả đều bị lỗ.

Ông Tôn, một người đã nghỉ hưu ở Quảng Châu, cho biết trong cuộc phỏng vấn với Đài Châu Á Tự do hôm thứ Hai (27/5) rằng ngay cả khi chính phủ trợ cấp tài chính, hầu hết các tàu điện ngầm ở Trung Quốc vẫn thua lỗ quanh năm và hiện tượng này ngày càng trở nên nổi bật sau đại dịch: “Các doanh nghiệp tư nhân có thể không thua lỗ, nhưng ở Trung Quốc, chi phí hoạt động quá cao. Ví dụ, các công ty có tính độc quyền cao và giống như cướp bóc sẽ bị lỗ, như tàu điện ngầm, tàu cao tốc thua lỗ thì tôi nghĩ điều đó là bình thường. Ngay cả trạm thu phí đường sắt cao tốc cũng thua lỗ, vì trong đó có rất nhiều hiện tượng tham nhũng liên quan. Chỉ cần là doanh nghiệp nhà nước, thì cuối cùng đều là ‘thua lỗ’.”

Nợ của tàu điện ngầm vượt quá 4000 tỷ nhân dân tệ, nợ của đường sắt quốc gia vượt quá 6000 tỷ

Được biết, tổng số nợ của các công ty tàu điện ngầm tại 29 thành phố ở Trung Quốc vào năm ngoái là 4.300 tỷ nhân dân tệ. Nếu tính cả các công ty tàu điện ngầm khác chưa công bố báo cáo tài chính thì khoản nợ của ngành tàu điện ngầm quốc gia sẽ còn lớn hơn. Một con số có thể so sánh là tổng nợ phải trả của Tập đoàn Đường sắt Trung Quốc vào cuối năm 2023 là 6.130 tỷ nhân dân tệ. Theo thống kê của phóng viên China Business Journal tại Trung Quốc, ít nhất 26 ga đường sắt cao tốc trên cả nước đã ngừng hoạt động hoặc đóng cửa sau khi hoàn thành do địa điểm ở xa, cơ sở vật chất xung quanh không đầy đủ và lưu lượng hành khách thấp. 

Ví dụ, Ga Hòa Lạc ở Tp. Vạn Ninh, thuộc Đường sắt cao tốc vành đai Hải Nam; Ga Tây Thẩm Dương của Đường sắt cao tốc Bắc Kinh – Cáp Nhĩ Tân, Ga Đan Đông Tây và Ga Quảng Ninh Tự của Đường sắt cao tốc Đại Đông – Đại Liên đều đang trong trạng thái hoàn thiện nhưng chưa đi vào hoạt động. Ga Cửu Lang Sơn ở Tp. Chu Châu, Ga Diệc Trang của Đường sắt cao tốc liên tỉnh Bắc Kinh – Thiên Tân nằm trong Khu phát triển kinh tế và công nghệ Bắc Kinh, Ga Tây Thẩm Dương cách trung tâm Thẩm Dương hơn 20km, Ga Đông Tử Kim Sơn và Ga Giang Phố ở Thành phố Nam Kinh được đưa vào hoạt động một thời gian ngắn, nhưng sau đó nó bị đóng cửa do lượng khách hàng thấp.

Quách Lợi, một cư dân Bắc Kinh, nói với RFA rằng trong giờ cao điểm, có rất ít hành khách đi tàu điện ngầm ở nhiều thành phố: “Ở những nơi như Quảng Châu và Thượng Hải, bạn thường chỉ thấy 2 hoặc 3 người trên một toa tàu. Kiểu lãng phí về tài nguyên này là rất lớn. Ngoài ra, sau khi lưu lượng hành khách giảm mạnh, lượng khách du lịch giảm, và tàu điện ngầm ở nhiều nơi như Bắc Kinh, Thượng Hải, v.v, chắc chắn sẽ thua lỗ.”

Theo lợi nhuận tàu điện ngầm của 22 thành phố được công bố vào năm 2020, 7 thành phố là Thâm Quyến, Quảng Châu, Vũ Hán, Nam Xương, Tế Nam, Thẩm Dương, Hạ Môn và Lan Châu vẫn có lãi sau khi trừ đi các khoản trợ cấp của chính phủ; số liệu tàu điện ngầm từ 24 thành phố vào năm 2021 cho thấy 5 công ty có lãi sau khi trừ trợ cấp của chính phủ. Năm 2022, có 5 công ty có lãi ở 32 thành phố, vào năm ngoái thì đã thua lỗ hoàn toàn.

Cả doanh nghiệp nhà nước và trung ương đều có tham nhũng 

Qian Qian, một người trong ngành trong ngành tàu điện ngầm Thượng Hải, nói với RFA rằng một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến nợ nần của tàu điện ngầm là do quản lý kém và tham nhũng: “Tôi không biết Thượng Hải đang thua lỗ bao nhiêu. Họ không thể hoạt động nếu không có chính phủ trợ cấp, giá vé thấp và có vấn đề tham nhũng. Trong số đó, một phần chi phí hoạt động đã bị tham nhũng, dù là doanh nghiệp nhà nước hay doanh nghiệp trung ương “.

Ông Trương Kiến Bình (Zhang Jianping), một nhà bình luận thời sự ở Nghi Hưng, tỉnh Giang Tô, cho biết trong một cuộc phỏng vấn với RFA rằng trong 2 thập kỷ qua, các quan chức cấp cao ở nhiều thành phố khác nhau ở Trung Quốc đã coi việc xây dựng tàu điện ngầm là một “dự án hình ảnh” để cải thiện thành tích cá nhân của họ, và thường chi số tiền khổng lồ để xây dựng tàu điện ngầm, đường ray hạng nhẹ, và việc xây dựng cơ sở hạ tầng và xây dựng ồ ạt cuối cùng đã dẫn đến mức nợ cao. 

Ông nói: “Đối với các dự án hình ảnh, hầu hết các thành phố đều phải xây dựng tàu điện ngầm, nhưng Trung Quốc dư thừa xe buýt và một lượng lớn ô tô cá nhân. Điều này là nguyên nhân do chế độ gây ra. Là một phương tiện giao thông công cộng, ở Trung Quốc xuất hiện nhiều vấn đề thế này, rõ ràng có một mối liên hệ với thể chế hiện có”.