Ngày 9/6 vừa qua là một ngày quan trọng đối với phong trào chống Dự luật dẫn độ ở Hồng Kông. Ngày này 5 năm trước, hàng triệu người dân Hồng Kông đã xuống đường phản đối việc Chính phủ Hồng Kông áp đặt “Pháp lệnh Nghi phạm bỏ trốn” (hay còn gọi là Dự Luật dẫn độ). Ngoài ngày 9/6, những ngày 12/6, 16/6, 21/7, 31/8… đều đã trở thành ký ức chung của người dân Hồng Kông. Khi tháng Sáu đến gần, người dân Hồng Kông ở nhiều nơi ở nước ngoài đã xuống đường để kỷ niệm 5 năm phản đối ban hành dự luật chống dẫn độ.

p3502461a513509483
Vào ngày 8/6, một cuộc mít tinh đánh dấu kỷ niệm 5 năm ngày 12/6 đã được tổ chức tại Nottingham, một thành phố ở miền trung nước Anh. (Ảnh từ Facebook Nottingham Stand with Hong Kong)

Đã 5 năm kể từ năm 2019. Trong 5 năm này đối với nhiều người Hồng Kông mà nói là một sự thay đổi rất lớn. Một số người dường như đã quên những gì đã xảy ra cách đây 5 năm. ReNews đã đăng một video phỏng vấn trên đường phố, nhiều bạn trẻ cho biết họ “không nhớ” ngày 9/6 là ngày nào.

“Còn ngày 12/6 thì sao?”

“Tôi không biết!”

Hai thanh niên nhớ lại ngày này nói: “Khi tôi nhìn thấy một số người (cảnh sát), tôi sẽ sợ hãi và sẽ tránh họ, nhưng họ vẫn chặn lại và kiểm tra”.

Hai người tin rằng hầu hết người dân Hồng Kông đều nhớ đến ngày này, nhưng liệu họ có dám nhắc đến hay không lại là một chuyện khác. Chính quyền Hồng Kông đã làm rất nhiều điều chỉ để khiến bạn không dám lên tiếng. Tuy nhiên, vẫn có rất nhiều người dám lên tiếng.

Các phóng viên tiếp tục cuộc phỏng vấn trên đường phố của họ.

“Bạn có biết Lương Lăng Kiệt là ai không?”

Ba người qua đường trẻ tuổi nói: “Không biết.”

Một người đàn ông cho biết anh biết Lương Lăng Kiệt, nhưng anh dùng cách khó hiểu để hình dung về mối quan hệ của anh ấy (Lương Lăng Kiệt) với Trần Đồng Giai.

Lương Lăng Kiệt là một nhà hoạt động phong trào xã hội Hồng Kông, người đã tham gia vào cuộc Cách mạng Dù và phản đối dự thảo sửa đổi “Pháp lệnh Nghi phạm bỏ trốn” vào ngày 9/6/2019. Trong một cuộc biểu tình ngày 16/6/2019, trước đó, trên một giàn giáo tại Pracific Place, anh đã rơi từ một độ cao và qua đời khi mới 35 tuổi. Bồi thẩm đoàn đưa ra phán quyết rằng Lương Lăng Kiệt “không may tử vong”, cho rằng khi đó anh không phải là muốn “tự sát”, là do phán đoán sai lầm rằng mình có thể rơi trên đệm hơi, nhưng không may lại rơi xuống vỉa hè ngay cạnh đệm hơi.

Trong cuộc phỏng vấn, chỉ có một thanh niên thẳng thắn nói rằng ngày 9/6 là ngày của người dân Hồng Kông và anh cũng nhớ đến Lương Lăng Kiệt. Anh nói rằng anh nhớ những gì thực sự đã xảy ra. Tuy nhiên, anh cũng thừa nhận rằng hiện nay thực sự có áp lực phải nói về chủ đề này một cách công khai.

ReNews than thở rằng khi một điều gì đó khó nói một cách công khai và chỉ có thể được định nghĩa, mô tả một cách đơn phương, thì việc thế hệ sau lãng quên hoặc chỉ còn sót lại những ấn tượng méo mó có lẽ chỉ là vấn đề thời gian. Trung Quốc Đại Lục đã mất hàng chục năm để khiến một chuyện biến mất, còn Hồng Kông thì thế nào?

Một số cư dân mạng Hồng Kông tin rằng các cuộc phỏng vấn công khai sẽ khiến người được phỏng vấn khó trả lời câu hỏi. Cũng giống như 23 ý kiến ​​của người dân Hồng Kông được BBC phỏng vấn, không ai dám trả lời. Tóm lại, có rất nhiều điều giấu kín trong lòng, ai cũng sẽ ghi nhớ.

Trong khi người dân Hồng Kông bị tắt tiếng, cộng đồng người Hồng Kông hải ngoại đã tổ chức nhiều cuộc mít tinh chống dẫn độ vào cuối tuần qua.

Ngày 8/6, thành phố Nottingham miền trung nước Anh đã tổ chức mít tinh kỷ niệm 5 năm ngày 12/6. Anh Chung Hàn Lâm (Tony Chung), một nhà hoạt động xã hội lưu vong ở Anh, cảm ơn mọi người vì vẫn kiên trì đứng ra đấu tranh. Nếu mọi người không còn đứng ra nữa thì Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) sẽ đạt được ý đồ.

Anh mong mọi người tiếp tục quan tâm đến các tù nhân chính trị ở Hồng Kông và lên tiếng vì họ. Ông cũng yêu cầu mọi người hãy trang bị cho mình để một ngày nào đó có thể trở lại Hồng Kông dân chủ và thực hiện lời hứa “gặp nhau tại tòa nhà lập pháp”.

Một khách mời phát biểu khác là anh Lưu Tổ Địch (Finn Lau) cho biết, trước sự theo dõi và đàn áp xuyên biên giới của ĐCSTQ, ngay cả khi anh lo lắng về vấn đề an toàn cá nhân của mình, nhưng anh vẫn quyết tâm chiến đấu vì Hồng Kông bằng mọi giá, vì Hồng Kông là quê hương, bản thân có trách nhiệm nỗ lực vì quê hương.

Vào thời điểm phong trào dân chủ đang xuống dốc hiện nay, anh Lưu Tổ Địch kêu gọi người dân Hồng Kông chung tay với người dân Đài Loan và những nơi khác để đấu tranh chống lại ĐCSTQ, nắm bắt cơ hội để thay đổi vận mệnh của Hồng Kông. “Không phải thời đại chọn chúng ta, thì chúng ta chọn thay đổi thời đại.” Anh kêu gọi người Hồng Kông ở nước ngoài đừng đánh giá thấp những tác động sau đó của mọi động thái và hoạt động nhỏ, hãy kể câu chuyện về Hồng Kông cho những người nước ngoài xung quanh mình càng nhiều càng tốt, đồng thời phải tự lập tự cường trong mọi ngành nghề, chờ đợi thời cơ “khởi nghĩa” tiếp theo.

Vào ngày 9/6, một số nhóm người Hồng Kông đã tổ chức một cuộc mít tinh bên ngoài Văn phòng Kinh tế và Thương mại Hồng Kông ở London, yêu cầu Chính phủ Anh đóng cửa văn phòng và thu hồi quyền miễn trừ ngoại giao của các quan chức liên quan. Ban tổ chức cho biết có khoảng 500 người tham dự.

Ngoài London và Nottingham, Reading, Birmingham, Southampton và những nơi khác đã tổ chức các sự kiện như “Viết cùng bạn”, chiếu phim tài liệu “Cách mạng vì tình yêu” và chiếu phim “She is in Jail” để kỷ niệm 5 năm phong trào chống dẫn độ Năm. “She is in Jail” là bộ phim tài liệu nói về cô Tonyee Chow Hang-tung (Trâu Hạnh Đồng, 39 tuổi) là một luật sư Hồng Kông, bị giam giữ trong tù theo bản án của chính quyền Hồng Kông liên quan đến kỷ niệm sự kiện Thảm sát Thiên An Môn).

Ngày 10/6 cũng diễn ra sự kiện kỷ niệm ở Đài Bắc, với khoảng 600 người tham gia. Khác một chút so với những năm trước, năm nay người Đài Loan đặc biệt đông. A Hạo, một người Đài Loan cho biết: “Tôi dùng danh tính người Đài Loan của mình để giúp những người bạn Hồng Kông lên tiếng và sau đó giúp họ hoàn thành hành trình này”.

Cùng ngày, các cuộc mít tinh của người Hồng Kông cũng được tổ chức tại Boston (Mỹ) và Toronto (Canada). Một số người Hồng Kông ở nước ngoài cho biết họ sẽ tiếp tục lên tiếng vì những người Hồng Kông không có tự do và cho quê hương của họ. Hoạt động này sẽ không dừng lại và sẽ tiếp tục cho đến khi ĐCSTQ tan rã.