Sau khi nghỉ hưu, ai cũng muốn sống phần đời còn lại trong yên bình và hạnh phúc. Tuy nhiên, để có được điều đó thì cần nghiêm khắc từ bỏ những thói quen xấu này, bởi nó sẽ vô tình làm tiêu tan đi phúc lành của một người.

tuoi gia
(Ảnh: GraphicsRF.com/ Shutterstock)

1. Sử dụng điện thoại di động ở nhà

Khi nghỉ hưu, bản thân sẽ rất rảnh rỗi và thoải mái, cho nên nhiều người chọn cách giết thời gian bằng cách lướt điện thoại. Đây có thể coi là một thực trạng rất phổ biến. Thậm chí, có người còn cảm thấy rất khó chịu khi không nhìn thấy điện thoại di động của mình.

Trong những năm gần đây, việc trẻ em nghiện điện thoại di động, dẫn đến kết quả học tập sa sút và nhiều bệnh lý về tinh thần, từ đó cũng có rất nhiều người bắt đầu nhận thức ra mối nguy hiểm của điện thoại. Tuy nhiên, cũng lại có rất nhiều người lớn tuổi bị cuốn vào điện thoại với những đoạn video ngắn, hoặc bị những người bán bất lương, người nổi tiếng… dẫn dụ.

Ví dụ, một người nổi tiếng trên Internet đã tạo dáng quyến rũ và hát nhép một cách rất chuyên nghiệp. Sau khi video đăng tải, nó thực sự đã thu hút hàng chục triệu người hâm mộ, đặc biệt là những người lớn tuổi.

Một số người cao tuổi vì không quen với Internet nên bị các chương trình live-stream lừa đảo. Thậm chí có người còn bị lừa mất rất nhiều tiền bạc, tài sản.

Nghiêm trọng hơn nữa là khi những người già ở nhà, họ ngày đêm nhìn vào điện thoại di động không ngừng, điều này khiến họ không muốn ngủ và mất ngủ trầm trọng. Lối sống này cần nên thay đổi.

r shutterstock 2191611179
(Ảnh: aslysun/ Shutterstock)

2. Ra đường làm phiền người khác

Không phải tất cả người già đều thích ở nhà, một số người thực sự thích làm ra những điều “nổi bật” ở bên ngoài, họ cho rằng điều này là rất ấn tượng.

Ngày nay, thật dễ dàng để bắt gặp những người đàn ông lớn tuổi ở các quán nhậu, quán bia và cả quán karaoke. Họ nghĩ rằng bản thân đang tận hưởng tuổi già, thế nhưng những tệ nạn này sẽ khiến bản thân mất rất nhiều phúc báo mà không biết.

Ngoài ra, họ còn nhảy múa trên quảng trường, phát ra tiếng ồn, ảnh hưởng đến việc nghỉ ngơi của người khác và còn dẫn đến xô xát, tranh chấp giữa các nhóm người cao tuổi.

Cuộc sống thì không thể thiếu các hoạt động, tuy nhiên những người già nên hành động phù hợp với vị trí của bản thân mình. Điều quan trọng là cần giữ gìn phẩm chất đạo đức và hình ảnh của bản thân để làm gương cho thế hệ trẻ.

3. Buộc người trẻ nhường ghế khi sử dụng phương tiện công cộng

Một số người cao tuổi khi đi xe buýt thường ép người khác phải nhường ghế. Tất nhiên, người trẻ tuổi nên nhường chỗ ngồi của mình, thế nhưng người lớn tuổi cũng không nên quá kích động. Hơn nữa, một số người già bình thường thì chạy rất nhanh khi lái xe, nhưng khi lên xe công cộng thì tỏ ra yếu đuối đến mức người khác phải nhường chỗ.

Phép lịch sự và nhường nhịn là một phẩm chất cần có ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, nếu người già hành xử đúng mực hay tôn trọng người trẻ thì họ cũng sẽ nhận lại được sự chăm sóc, yêu thương và tôn trọng của người khác.

4. Tính khí thất thường

Một số người sau khi nghỉ hưu ở nhà, lại sinh ra tâm lý bất mãn với gia đình, họ luôn cáu gắt với người thân nhưng lại hòa khí với người ngoài. Đây cũng là một thói quen xấu và giả tạo.

Thậm chí, có người không nhìn người khác mà chỉ nhìn vợ/chồng mình, chỉ cần động tác có chút chậm chạp cũng cảm thấy tức giận. Nếu họ nổi giận mọi lúc mọi nơi thì cũng tương đương với việc đem phúc khí của gia đình tiêu hao đi mất. Tính xấu này cần trừ bỏ đi. Bởi vì hòa khí là căn bản của một gia đình hưng thịnh, nếu luôn có tấm lòng hòa ái và yêu thương tất cả mọi người thì vạn sự sẽ thuận lợi.

5. Liều mình uống rượu

Khi còn trẻ, họ đã phải giao du và uống rượu với người khác để tạo dựng sự nghiệp và thiết lập các mối quan hệ. Tuy nhiên, nếu người già vẫn ra ngoài giao lưu sau khi nghỉ hưu thì có thể sẽ gặp rất nhiều rắc rối.

Ví dụ, nếu sếp cũ rủ đi đâu đó hoặc nhờ lái xe đưa về nhà thì chắc hẳn họ sẽ rất khó lòng mà từ chối. Đồng thời, họ có thể cũng sẽ khó chịu nếu cấp dưới cũ xem họ bằng vai phải lứa.

Vì vậy, đối với những bữa ăn không cần thiết, tốt nhất là nên từ chối ngay từ đầu.

nguoi cao tuoi uong ruou
(Ảnh: AnnaStills/ Shutterstock)

6. Tâm oán hận

Một số người già nói quá nhiều và không giữ được sự điềm tĩnh. Tất cả những bất mãn, giận dữ và những điều không thể chấp nhận được mà họ đã tích tụ trong tuổi trẻ đều muốn nói ra, muốn chỉ trích và muốn bình luận bằng cách tìm ai đó để nói chuyện, nói qua điện thoại hoặc nói với gia đình.

Nhưng họ không biết rằng oán hận sẽ không giúp ích gì và còn khiến trái tim càng trở nên tổn thương hơn. Bệnh từ miệng vào, họa từ miệng mà ra, tốt nhất là nên nói ít lại hoặc thậm chí là im lặng. Nếu phải nói về điều gì đó, hãy trò chuyện với gia đình về những chuyện vui đã qua hay cũng có thể nói về những sở thích hoặc mối quan tâm với đồng nghiệp cũ.

Khi gặp những người trẻ, hãy yêu mến họ nhiều hơn và khám phá những điểm mạnh của họ. Ngay cả những người xa lạ cũng hãy mỉm cười và bày tỏ lời chào thân thiện.

Cuộc sống của một người về hưu tốt đẹp thế nào đều phụ thuộc vào mức độ may mắn của người đó. Nếu muốn sống lâu và giàu có, thì chúng ta cần trân trọng những phước lành hiện có và gìn giữ chúng. Nếu sức lực vẫn chưa cạn kiệt, thì hãy tham gia các hoạt động từ thiện và sử dụng năng lượng của mình vào những điều tích cực.

Còn khi có nhiều thời gian rảnh, thì hãy dùng nó để học tập và tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm sống, bởi trí tuệ đóng vai trò rất lớn trong cuộc sống. Tích lũy những việc tốt nhỏ sẽ tạo thành đức lớn, tích lũy những bước nhỏ sẽ đi được ngàn dặm. Sau khi nghỉ hưu, hãy buông bỏ những điều không cần thiết và sống một tuổi già thật hạnh phúc.