Người thông minh luôn hiểu rằng, điều quan trọng trong cuộc đời không phải là thành công, giàu có hay danh vọng, mà chính là biết nhìn và chọn lọc các mối quan hệ. Người xưa có câu: “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”, vì vậy để con đường phía trước được thuận lợi suôn sẻ, hãy tránh xa 4 kiểu người “có nhiều thứ này!”

kieu nguoi 1
Để con đường phía trước được thuận lợi suôn sẻ, hãy tránh xa 4 kiểu người “có nhiều thứ này”. (Ảnh: Africa Studio/ Shutterstock)

Kiểu người nhiều lời 

Theo triết gia Mặc Tử ghi lại, trò Tử Cầm đã hỏi thầy giáo: “Thưa thầy, nói nhiều có chỗ gì tốt không ạ?”

Thầy Mặc Tử trả lời: “Con hãy nhìn những con quạ đen kia xem, chúng kêu liên tục cả ngày lẫn đêm, đến nỗi miệng lưỡi khô cứng lại, nhưng không ai lắng nghe chúng. Còn những con gà trống lại khác, chúng chỉ gáy vào đúng lúc bình minh, nhưng cả thiên hạ đều được đánh thức và dậy thật sớm. Như vậy, nói nhiều thì có ích gì? Lời nói chỉ có tác dụng khi nói đúng lúc đúng chỗ mà thôi.”

Cựu Tổng đốc Lưỡng Giang, Tăng Quốc Phiên đã từng đặt ra “tam giới” cho bản thân, và giới “không nói nhiều” là một trong số ấy. Ông không chỉ thường xuyên tự suy xét lại xem lời nói hàng ngày có đúng chuẩn mực hay chưa, mà còn thường tự hỏi bản thân rằng “những lời nói quá hài hước, nhưng nó có phải xuất phát từ trái tim chân thành hay không?”, thói quen ăn nói và khuyết điểm nhân cách như vậy “Khi nào mới có thể trừ bỏ đi?”

Không chỉ vậy, ông còn coi việc “không nói nhiều” làm gia huấn giáo dục vô cùng trọng yếu trong gia đình. 

Tục ngữ có câu: “Họa từ miệng mà ra” hay “năng nói năng lỗi”, những câu nói này vô cùng chuẩn xác, bởi vì nếu như nói quá nhiều thì việc mắc lỗi và gây tổn hại cho bản thân là điều khó tránh khỏi. 

kieu nguoi 2
Mối quan hệ giữa các cá nhân tốt hay xấu không chỉ phụ thuộc vào quan điểm, tuổi tác và giới tính. Yếu tố quan trọng nhất là: Cách nói – điều gì nên nói và điều gì không, nói quá nhiều, không chỉ khiến người khác cảm thấy dài dòng, mà còn tự chuốc lấy rắc rối. (Ảnh: Prostock-studio/ Shutterstock)

Kiểu người có nhiều dục vọng

Trong ‘Cách Ngôn Liên Bích’ có ghi: “Tâm trí của một người sẽ vô cùng chật hẹp nếu người đó có quá nhiều ham muốn, và nó sẽ thật rộng rãi nếu người đó có ít ham muốn.”

Quả thật là như vậy, ở đời nếu có càng nhiều ham muốn thì sẽ càng mệt mỏi, có càng ít ham muốn thì lòng sẽ bình an, bản thân thong dong tự tại.

Lại nói: Ham muốn nhiều thì khổ nhiều, nghĩa là càng ham muốn thì càng đau khổ, bởi vì lòng tham dục của con người là vô độ. Có người sống chết cũng chỉ vì hai chữ tham lam. Thế nên, ít ham muốn và không truy cầu thì cả thân lẫn tâm đều an nhiên thanh thản.

Người có dục vọng vô độ thì trong lòng khổ sở nhất, phiền não nhất. Vì trong quá trình mưu cầu thỏa mãn dục vọng, nếu như không đạt được thỏa mãn thì sẽ sinh ra đủ thứ phiền não.

Bí quyết để có được tự do thật sự và hạnh phúc thì điều quan trọng nhất là phải có thể kiềm chế được dục vọng của mình. 

Kiểu người sợ hãi 

Nỗi sợ hãi chính là sợi dây trói buộc trái tim chúng ta, khiến bản thân không thể tiến về phía trước.

Người sợ hãi thì luôn lo về được và mất, sợ điều này điều kia, và không dám làm gì cả. Nhưng cứ sợ tới sợ lui như vậy có giúp được gì cho bản thân chúng ta không? Bởi vì có một nguyên lý bất biến chính là điều gì đến thì sẽ đến. 

Đối mặt với bất cứ điều gì, bạn nên giữ một tâm thái trầm tĩnh, bình thản và hành xử một cách kiên định. Hãy nhớ rằng, dù phát sinh bất kể một vấn đề gì, thì sẽ đồng thời cũng sẽ tồn tại một giải pháp cho một vấn đề đó.

Kiểu người nhiều tính toán, so đo

Có những người luôn quan tâm đến lợi ích cá nhân, tranh giành với người khác vì một chút lợi nhỏ và không bao giờ chịu thiệt dù chỉ một chút.

Có vẻ như họ đã được lợi rất nhiều nhờ sự “khôn ngoan” của mình, chẳng hạn như công ty phân phát một lô sản phẩm phúc lợi cho nhân viên, khi còn lại chiếc cuối cùng thì một nhân viên sẽ lấy cớ nào đó để được sở hữu chúng. Các đồng nghiệp khác cũng không thể nói gì. 

Người này nhìn bề ngoài có vẻ là rất lanh lợi sắc sảo, nhưng trên thực tế họ đã phạm một điều cấm kỵ lớn trong việc đối nhân xử thế.

Có người khi kết thân với người khác thì lấy lợi làm đầu, không được lỗ, cái gì thua thiệt thì không động vào, lúc nào cũng so đo tính toán với người khác và cho rằng người khác không thông minh bằng mình. Về trước mắt có thể họ sẽ nhận được một số lợi ích vật chất, nhưng về lâu dài sẽ bị mọi người dần dần xa lánh.

Kiểu người này quá thực dụng và đề cao chủ nghĩa lợi ích cá nhân, họ đặt nó lên làm tiêu chí hàng đầu trong mọi mối quan hệ. Thực chất mà nói, cuộc sống của họ rất mệt mỏi, căng thẳng và thiếu niềm vui.

Nếu bạn nghĩ kỹ lại, những người nhiều chuyện và tính toán xét nét người khác thực sự rất mệt mỏi, cuối cùng họ sẽ chẳng nhận được thứ gì mà ngược lại còn khơi dậy sự oán giận của mọi người.

Cân cân đo đo mãi một đời, e rằng đến một lúc nào đó tâm hồn sẽ kiệt sức, và quá khứ đau thương sẽ kìm hãm tương lai. Làm người thì phải học cách khoan dung và chừa đường lui cho người khác, làm việc gì cũng không nên quá tuyệt đối.

Gặp chuyện đều không tức giận, không so đo tính toán thì mới có thể tôi luyện ra khí chất bất phàm, đồng thời có thể giúp mọi người rèn giũa ý chí và phong thái điềm tĩnh vô tư.