Theo cuộc điều tra mới nhất của Hiến quân Cộng hòa Ý, nhà sản xuất của Dior đã sử dụng lao động bất hợp pháp Trung Quốc và không đưa ra đãi ngộ hợp lý. Tòa án Milan của Ý hôm 10/6 đã phán quyết “quyền giám hộ tư pháp” đối với Dior và sẽ buộc phải can thiệp vào để cải tiến quản lý.

Dior 1
Một cửa hàng Dior. (Ảnh chụp màn hình video)

Tòa án Milan của Ý tuyên bố vào ngày 10/6 rằng họ sẽ áp dụng “quyền giám hộ tư pháp” (amministrazione giudiziaria) đối với nhà sản xuất Ý của Dior (Manufactures Dior Srl). Quyền giám hộ tư pháp là một quá trình trong đó việc quản lý một công ty được giao cho một nhân viên quản lý do tòa án chỉ định có nhiệm vụ sửa chữa mọi hành vi bất hợp pháp.

Theo phán quyết mà Reuters nhìn thấy, một tòa án ở Milan, Ý đã ra phán quyết rằng Dior Srl, công ty con của Dior ở Ý, phải bị tòa án đặt dưới sự giám sát tư pháp trong thời hạn một năm. Phán quyết cho rằng Dior đã không tiến hành thẩm định đối với các nhà thầu sản xuất của họ ở Trung Quốc và không xác nhận các điều kiện làm việc cũng như đãi ngộ đối với nhân viên của các nhà thầu này. 

Công ty mẹ của Dior, tập đoàn hàng xa xỉ toàn cầu LVMH Group, vẫn chưa trả lời các câu hỏi của Reuters.

Theo báo chí nước ngoài đưa tin, Hiến quân Cộng hòa Ý đã bắt đầu tìm kiếm bằng chứng quy mô lớn trong ngành thời trang cửa hàng vào tháng Ba năm nay. Cuộc điều tra cho thấy các nhà sản xuất Ý của Dior đã “thuê ngoài” quy trình sản xuất, cho phép các nhà thầu Trung Quốc theo đuổi việc sản xuất giá rẻ bằng cách cưỡng bức lao động, sau đó một chiếc túi da Dior có giá chỉ 56 euro được bán với giá bán lẻ là 2.600 euro.

Đây là lần thứ ba Hiến quân Ý mở cuộc điều tra về hành vi “bóc lột sức lao động” đối với các sản phẩm cao cấp. Trước đó, Armani, thương hiệu vest của Ý và Alviero Martini, nổi tiếng với nghề sản xuất “túi bản đồ”, đã bị vạch trần bóc lột lao động.

Các cuộc điều tra đã chỉ ra rằng một số sản phẩm cao cấp thương hiệu quốc tế có liên quan đến các hoạt động bóc lột lao động tương tự. Họ đều ủy thác cho các nhà thầu Trung Quốc sản xuất. Tuy nhiên, trong các công xưởng do người Trung Quốc kinh doanh đều phổ biến tồn tại các vấn đề như lao động nô lệ, lao động bất hợp pháp và bóc lột. Các nhà thầu Trung Quốc thậm chí có thể tiếp tục “chuyển thầu” cho các công xưởng hạ nguồn khác, chi phí sản xuất của các công xưởng hạ nguồn này thậm chí thấp hơn và điều kiện lao động tồi tệ hơn.

Cuộc điều tra của Hiến quân Ý chỉ ra rằng nhà sản xuất đã giảm ép giá của một chiếc túi chất lượng cao với giá thị trường từ 2.600 euro xuống còn 56 euro, dựa vào “sự bóc lột lao động cực độ”, bao gồm lương thấp, thời gian làm việc dài, khấu trừ kỳ nghỉ quá mức, trốn thuế và thuê lao động bất hợp pháp. Bởi vì đây là một hành vi phổ biến và lâu dài, nó có thể đã trở thành một chính sách quản lý lâu đời của các công ty bán hàng cao cấp và họ có kế hoạch sử dụng phương pháp này để theo đuổi lợi nhuận cao hơn.

Hiến quân Ý tin rằng để khắc phục căn bản những thói quen xấu bóc lột lao động trong ngành sản xuất cửa sản phẩm cao cấp, cần có sự can thiệp đáng kể của tư pháp để đưa tinh thần quản lý doanh nghiệp hợp pháp và hiện đại đến nhà sản xuất. 

Đây là công ty thứ 3 bị tòa án Milan áp dụng biện pháp giám sát bắt buộc đối với vấn đề lao động. Vào tháng Tư năm nay, Tập đoàn Armani đã bị tòa án Milan buộc phải chịu sự giám sát vì lý do tương tự. Năm ngoái, một thương hiệu túi da khác của Ý cũng phải chịu sự giám sát của tòa án.

Thương hiệu Dior của Pháp là một trong những thương hiệu trực thuộc LVMH, tập đoàn hàng xa xỉ lớn nhất thế giới.

Trí Đạt (t/h)