Tờ Wall Street Journal (WSJ) đã đăng một bài báo tiết lộ rằng một số công ty Trung Quốc, bị Mỹ liệt kê là thực thể quân sự của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), đang cố gắng tiếp tục hoạt động ở Mỹ thông qua việc đổi tên và thỏa thuận cấp phép kinh doanh, và một số chủ doanh nghiệp Mỹ đã nhìn thấy cơ hội kinh doanh từ việc này.

BGI
BGI từng tự hào là nhà tài trợ về công nghệ cho “Cộng đồng chung vận mệnh” và nhắm đến các gen của người Mỹ. (Ảnh Vinh Bích Long/ Epoch Times)

Vào tháng 12 năm ngoái, một công ty mới có tên American Lidar đã được đăng ký tại Michigan, có trụ sở dự kiến nằm gần cả 3 nhà sản xuất ô tô lớn của Mỹ. Theo bài báo trên WSJ có tiêu đề “Các công ty Trung Quốc trong danh sách đen đổi thương hiệu thành [công ty] Mỹ để né tránh cuộc đàn áp” (Blacklisted Chinese Companies Rebrand as American to Dodge Crackdown) do Heather Somerville viết vào ngày 29/5, công ty đứng sau American Lidar thực chất là Hesai Group, một nhà sản xuất lidar (Laser Radar) có trụ sở tại Trung Quốc và bị Mỹ xếp vào loại rủi ro bảo mật, nhưng điều này không được đề cập trong thông tin đăng ký của công ty này.

Bài báo của WSJ viết rằng thông thường một công ty đang gặp phải các vấn đề về pháp lý hoặc danh tiếng sẽ thành lập các công ty con hoặc chi nhánh dưới những tên khác nhau, cách làm này đã không có gì là lạ.

Bài báo tiếp tục rằng các nhà hoạch định chính sách Mỹ và các chuyên gia an ninh quốc gia cho biết, vì chính quyền Biden mở rộng danh sách các công ty Trung Quốc bị hạn chế kinh doanh tại Mỹ, các công ty này đang cố gắng tìm kiếm cách xoay sở như đổi tên và thành lập các công ty Mỹ để bán sản phẩm của chính họ. Mặc dù Chính phủ Mỹ đã chặn các công ty này, nhưng điều đó cũng tạo cơ hội cho một số chủ doanh nghiệp Mỹ muốn hợp tác với các công ty Trung Quốc được người tiêu dùng Mỹ ưa chuộng.

Đối mặt với lệnh trừng phạt, công ty Trung Quốc điều chỉnh chiến lược và tiến theo hướng khác

Theo ông Derek Scissors, cựu thành viên Ủy ban Đánh giá An ninh và Kinh tế Mỹ – Trung (U.S.-China Economic and Security Review Commission), nói với WSJ: “Các công ty Trung Quốc bị ảnh hưởng, nhưng sau đó họ điều chỉnh chiến lược kinh doanh của mình và đã có thể thay đổi đường đi để tiếp tục tiến lên theo hướng khác.” 

Về vấn đề này, bài báo của WSJ đã theo dõi nguyên nhân và hậu quả của lệnh cấm TikTok ở Ấn Độ và phân tích cách mà Mỹ có thể thực hiện lệnh cấm TikTok.

Bài báo chỉ ra rằng Mỹ không phải là quốc gia đầu tiên cố gắng cấm TikTok. Ứng dụng này được hàng triệu người Mỹ sử dụng hàng ngày, nhưng lại thuộc sở hữu của một công ty Trung Quốc, nó vẫn luôn thịnh hành và cũng luôn bị lên án. TikTok đã cố gắng tạo khoảng cách với công ty mẹ ByteDance có trụ sở tại Trung Quốc trong vài năm, bằng cách thành lập trụ sở chính tại Mỹ và tìm cách đổi tên tại Mỹ. Bất chấp những động thái này, ứng dụng video có thể phải đối mặt với lệnh cấm theo luật mới do Tổng thống Biden ký. TikTok đã chính thức khởi kiện Chính phủ Mỹ, cáo buộc phía Mỹ vi phạm các quyền được Tu chính án thứ nhất của Hiến pháp bảo vệ.

Một số luật sư cho rằng việc các công ty Trung Quốc di dời sản xuất, đổi tên và đăng ký là công ty Mỹ hoặc thành lập công ty con dưới tên mới là hợp pháp. Tuy nhiên, những động thái như vậy sẽ khiến các cơ quan quản lý tức giận, bởi vì trong tình huống không biết rõ bối cảnh của một công ty, cơ quan giám sát quản không thể thực thi luật.

Bài báo dẫn lời một trợ lý của Hạ viện Mỹ, người đã nghiên cứu tình hình của các công ty Trung Quốc tại Mỹ, nói rằng vì Chính phủ Mỹ sử dụng danh sách đen như một phương tiện để xác định các công ty Trung Quốc có vấn đề và áp đặt các hạn chế, nên hành vi thay đổi vỏ bọc này sẽ tăng mạnh.

Ví dụ: Một công ty con ở Massachusetts của công ty công nghệ sinh học Trung Quốc BGI Group gần đây đã đổi tên để loại bỏ BGI khỏi tên của mình. SZ DJI Technology, nhà sản xuất máy bay không người lái lớn nhất thế giới, đã đạt được thỏa thuận với một công ty khởi nghiệp của Mỹ để bán máy bay không người lái tại Mỹ trước lệnh cấm có thể xảy ra. Nhiều năm trước, trước khi bị Mỹ trừng phạt, công ty thiết bị truyền thông Trung Quốc Huawei Technologies Co., Ltd. đã thành lập công ty con tại Mỹ có tên Futurewei.

Lidar của Hesai Technology gây ra tranh cãi về an ninh quốc gia

Bài báo của WSJ tiếp tục nói rằng nhà sản xuất lidar Hesai Technology đã trở thành một trong những tâm điểm của cuộc chiến thương mại công nghệ Trung – Mỹ. Trước đây, đã có cáo buộc rằng cảm biến laser do công ty này sản xuất có thể được sử dụng để thu thập dữ liệu nhạy cảm của Mỹ. Cảm biến laser rất quan trọng đối với cả ngành công nghiệp ô tô và quân đội Mỹ. Lidar cho phép ô tô xác định môi trường xung quanh và thực hiện các chức năng như giữ làn đường và phanh tự động.

Một tháng sau khi thành lập American Lidar làm cơ sở sản xuất tại tiểu bang Michigan, trung tâm nước Mỹ, Hesai Technology bị Bộ Quốc phòng Mỹ đưa vào danh sách các thực thể quân sự Trung Quốc hoạt động tại Mỹ. Sau khi danh sách được công bố, giá cổ phiếu của Hesai Technology đã giảm 30% trong một ngày, đến nay vẫn chưa phục hồi được khoản lỗ. Gần 1/5 doanh thu của Hesai Technology đến từ Mỹ.

Quyết định này của Lầu Năm Góc sẽ cấm quân đội Mỹ mua các sản phẩm của Hesai Technology. Các nhà sản xuất ô tô và các công ty tư nhân khác có thể tiếp tục mua. Hesai Technology cho biết lidar của hãng không có chức năng lưu trữ không dây hay truyền hình ảnh nên không gây ra mối đe dọa nào.

Người phát ngôn của Hesai Technology cho biết tên công ty American Lidar chỉ là một danh từ, nhưng thông điệp mà công ty muốn truyền tải là sản phẩm của họ sẽ được sản xuất và bán tại Mỹ. Hesai Technology sau đó đã dừng kế hoạch xây dựng nhà máy của American Lidar, đổ lỗi cho công ty này bị gắn mác thực thể quân sự Trung Quốc.

Hesai Technology đã đệ đơn kiện Bộ Quốc phòng Mỹ trong tháng này, lập luận rằng công ty này nên bị loại khỏi danh sách liên quan đến quân sự vì nó không có quan hệ với bất kỳ quân đội nào và không bị Chính phủ ĐCSTQ kiểm soát.

Hesai Group, có trụ sở chính tại Thượng Hải, được niêm yết trên Sàn giao dịch Nasdaq vào tháng 2/2023. Vào thời điểm đó, nó được coi là dấu hiệu cho thấy sự trở lại của các công ty Trung Quốc trên thị trường chứng khoán Mỹ.

Công ty con của BGI Genomics đổi tên

Bài báo của WSJ một lần nữa khẳng định BGI Genomics, công ty liên kết với BGI Group, đã bị đưa vào danh sách các doanh nghiệp quân sự Trung Quốc của Lầu Năm Góc vào năm 2022. Một năm trước, một công ty con của công ty này ở Massachusetts đã đổi tên từ BGI Americas thành Innomics.

Trong một tuyên bố vào tháng Tư năm nay, một ủy ban đặc biệt của Quốc hội Mỹ đã gọi việc đổi tên công ty con của BGI là một nỗ lực nhằm “tránh sự giám sát của cơ quan quản lý” và yêu cầu Lầu Năm Góc bổ sung Innomics vào danh sách các thực thể quân sự Trung Quốc.

BGI cho biết công ty không hoạt động cho quân đội và các công ty con ở Mỹ sẽ không truy cập dữ liệu cá nhân của người Mỹ. Innomics cho biết công ty này không nên nằm trong danh sách của Lầu Năm Góc vì không có quan hệ gì với quân đội ĐCSTQ và không kinh doanh tại Trung Quốc.

Một số chuyên gia an ninh quốc gia và luật sư cho rằng việc nhắm mục tiêu vào các công ty cá biệt của Trung Quốc sẽ dẫn đến việc thay đổi tên và gây nhầm lẫn.

Shi Jiandao, nghiên cứu viên cấp cao tại Viện Doanh nghiệp Mỹ (American Enterprise Institute), một tổ chức tư vấn, nói với phóng viên WSJ: “Các lệnh trừng phạt không nên áp dụng đối với các công ty cá biệt, mà cần áp dụng đối với ngành công nghệ”. Viện Doanh nghiệp Mỹ ủng hộ chính sách cứng rắn trong giao thiệp với Trung Quốc.

Doanh nhân Mỹ nhìn thấy cơ hội từ máy bay không người lái (UAV)

Bài báo của WSJ kết luận rằng Quốc hội Mỹ đã đề xuất lệnh cấm mới đối với nhà sản xuất máy bay không người lái DJI của Trung Quốc. Đạo luật này cấm người tiêu dùng và chính phủ sử dụng UAV của DJI một cách rộng rãi. Mỹ đã cảnh báo rằng DJI có thể gửi dữ liệu do máy bay không người lái của họ thu thập cho Chính phủ ĐCSTQ, nói rằng UAV của DJI góp phần vào việc vi phạm nhân quyền ở Trung Quốc.

Tất nhiên, DJI cho biết những cáo buộc này là sai sự thật. Nhưng đối với người bán UAV lâu năm Randall Warnas, dự luật được đề xuất mang đến một cơ hội.

Đầu năm ngoái, Warnas đã đạt được thỏa thuận với DJI để cấp phép công nghệ cho ít nhất hai mẫu UAV và bán chúng tại Mỹ thông qua một công ty khởi nghiệp mới thành lập, Anzu Robotics. Nhân viên bán hàng này là một công dân Mỹ sống ở tiểu bang  Utah và đã từng làm việc cho DJI và Autel Robotics, một nhà sản UAV lớn khác ở Trung Quốc.

Warnas cho biết đã trả phí cấp phép để có được bản vẽ kỹ thuật từ DJI. Anh ta đã thuê một nhà sản xuất ở Malaysia để lắp ráp máy bay không người lái.

Máy bay không người lái của Anzu sử dụng phần mềm của DJI. Warnas cho biết công ty khởi nghiệp của anh lưu trữ dữ liệu được thu thập bởi UAV ở Mỹ, loại bỏ những lo ngại về việc chia sẻ dữ liệu đó với Bắc Kinh. Anh nói thêm: “Điều này hoàn toàn tuân thủ yêu cầu của Mỹ không cho phép các công ty máy bay không người lái của Trung Quốc hoạt động ở Hoa Kỳ”.

Bài báo nhấn mạnh một số người trong Chính phủ Mỹ lo ngại DJI đang lợi dụng thương vụ này để lách lệnh trừng phạt. Dân biểu Elise Stefanik, một đảng viên Đảng Cộng hòa ở New York, người đã đưa ra dự luật cấm UAV của DJI, gọi đây là “một nỗ lực được thực hiện trong tình huống cấp bách”. Bbà nói: “DJI và tất cả các công ty vỏ bọc của nó sẽ phải chịu trách nhiệm.”

Mặt khác, DJI cho biết họ thường xuyên nhận được yêu cầu hợp tác, bao gồm cả các thỏa thuận cấp phép, để có thể tiếp tục cung cấp UAV cho nhiều đối tượng người dùng.

Hạ Dung, theo WSJ