Nghị sĩ cấp cao của Hoa Kỳ Chris Smith nói với The Epoch Times: Tội ác (thu hoạch nội tạng của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) vẫn tiếp tục và đang mở rộng. ĐCSTQ đã mở rộng mục tiêu thu hoạch nội tạng sống từ các học viên Pháp Luân Công là chủ yếu, sang những người theo đạo Cơ đốc, Phật tử Tây Tạng, và gần đây nhất là người Duy Ngô Nhĩ.

2024 3 20 cecc hearing 02
Hạ nghị sỹ Hoa Kỳ Chris Smith, Chủ tịch CECC, chủ trì phiên điều trần. (Ảnh: Madalina Vasiliu/ The Epoch Times)

Trong báo cáo nhân quyền hàng năm công bố vào ngày 10/5, Ủy ban Điều hành-Quốc hội Hoa Kỳ về Trung Quốc (CECC) đã kêu gọi chấm dứt nạn thu hoạch nội tạng sống của ĐCSTQ.

Nghị sĩ Smith giữ chức chủ tịch CECC. Ông nói với phóng viên của Epoch Times rằng Chính phủ Hoa Kỳ cần trấn áp nghiêm khắc tội ác thu hoạch nội tạng từ các học viên Pháp Luân Công còn sống và các tín đồ khác của ĐCSTQ.

CECC nêu trong báo cáo rằng tháng 10/2022, Hiệp hội Cấy ghép Tim Phổi Quốc tế (ISHLT) đã tuyên bố, trong các cuộc họp hoặc ấn phẩm do ISHLT tổ chức, sẽ không chấp nhận dữ liệu liên quan đến nội tạng và mô người từ Trung Quốc.

CECC dẫn lời ISHLT cho biết: “Trước quá nhiều bằng chứng, Chính phủ Trung Quốc (ĐCSTQ) vẫn tiếp tục hỗ trợ một cách độc lập và có hệ thống, cho việc thu hoạch nội tạng, hoặc mô từ các tù nhân bị hành quyết. Vì vậy, ISHLT sẽ không chấp nhận tài liệu liên quan đến cấy ghép nội tạng từ người hiến tặng người Trung Quốc, cũng như các tài liệu liên quan đến nội tạng, hoặc mô từ người hiến tặng là người Trung Quốc.”

Năm 2006, lần đầu tiên vụ bê bối thu hoạch nội tạng của ĐCSTQ bị vạch trần, gây trấn động trên phạm vi quốc tế.

Ngày 6/7/2006, tại Ottawa, Canada cựu quốc vụ khanh Canada phụ trách khu vực châu Á – Thái Bình Dương, ông David Kilgour và luật sư nhân quyền quốc tế David Matas đã công bố “Báo cáo điều tra cáo buộc thu hoạch nội tạng từ các học viên Pháp Luân Công của ĐCSTQ”, xác nhận cáo buộc thu hoạch nội tạng sống từ các học viên Pháp Luân Công.

Ngày 22/6/2016, báo cáo điều tra mới nhất về nạn thu hoạch nội tạng sống của ĐCSTQ, cuốn “Thu hoạch đẫm máu/Đại thảm sát: Bản cập nhật”, chính thức được công bố tại Washington, DC, Hoa Kỳ.

Ba đồng tác giả Kilgour, Matas và nhà báo điều tra Ethan Gutmann cho biết, trong 15 năm qua, ước tính có khoảng 1,5 triệu ca ghép tạng đã được thực hiện ở Trung Quốc Đại Lục. Nguồn nội tạng chính đến từ các học viên Pháp Luân Công.

SIGROSS WelshAssemblyOH 50 1200x800 1
Ngày 25/11/2014, (từ trái sang phải) các ông David Kilgour, David Matas và Ethan Gutmann, tác giả của cuốn “Thu hoạch đẫm máu” bản cập nhật. (Ảnh: Simon Gross / Epoch Times)

Pháp Luân Công là một môn tu luyện thể chất và tinh thần của Phật gia, dựa trên nguyên lý chỉ đạo “Chân, Thiện, Nhẫn”.

Số liệu thống kê chính thức của ĐCSTQ cho thấy, năm 1999, số lượng học viên Pháp Luân Công đã vượt quá số lượng đảng viên ĐCSTQ. Ngày 20/7/1999, ĐCSTQ ra lệnh đàn áp Pháp Luân Công mang tính diệt chủng. Vô số học viên Pháp Luân Công đã biến mất sau khi bị bắt.

Nghị sĩ Smith nói rằng ĐCSTQ muốn loại bỏ hoàn toàn Pháp Luân Công, và sử dụng mọi biện pháp đàn áp, gồm cả việc thu hoạch nội tạng từ các học viên còn sống.

Trong báo cáo thường niên của mình, CECC đã trích dẫn một bài báo đăng trên Tạp chí Cấy ghép Hoa Kỳ vào tháng 7/2022. Bài báo viết, hai nhà nghiên cứu đã chỉ ra, hoàn cảnh bị ép buộc của các tử tù bị giam giữ đã gây tổn hại đến khả năng quyết định của họ (hoặc gia đình họ) trong việc đồng ý hiến tạng một cách tự do và có hiểu biết sau khi chết.

Theo Nghị định thư Palermo, lạm dụng quyền lực, hoặc lợi dụng vị trí dễ bị tổn thương để có được sự đồng ý mổ lấy nội tạng là một hình thức buôn người.

Nghị sĩ Smith nói rằng ĐCSTQ không chỉ thu hoạch nội tạng từ các học viên Pháp Luân Công, mà còn từ những người có tín ngưỡng tôn giáo khác. Ông đã tổ chức nhiều phiên điều trần về hành vi (thu hoạch nội tạng) man rợ này.

Ông nói, đây là hành vi của Đức Quốc xã, là tội ác diệt chủng đối với các học viên Pháp Luân Công. Giờ đây, họ (ĐCSTQ) đã mở rộng mục tiêu thu hoạch nội tạng sống sang cả những người theo đạo Cơ đốc, Phật tử Tây Tạng và gần đây nhất là người Duy Ngô Nhĩ.

ĐCSTQ chưa bao giờ ngừng thu hoạch nội tạng từ các học viên Pháp Luân Công. Trên trang web Minghui.org, nhiều học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc Đại Lục vẫn bị ép lấy máu theo những cách kỳ lạ.

Nhóm máu phù hợp là điều kiện cần thiết cho việc cấy ghép nội tạng. Hiện tượng các học viên Pháp Luân Công bị ép buộc lấy máu rất đáng lo ngại. CECC khuyến nghị chính phủ Hoa Kỳ cần giám sát độc lập đối với hệ thống cấy ghép nội tạng của ĐCSTQ.

Báo cáo của CECC cũng kêu gọi Quốc hội Hoa Kỳ thông qua “Đạo luật Ngăn chặn thu hoạch nội tạng (H.R. 1154/S. 761)” để thực thi các biện pháp trừng phạt và các hình phạt đối với bất kỳ ai liên quan đến hoạt động buôn người vì mục đích thu hoạch nội tạng.

Nghị sĩ Smith giới thiệu rằng vào ngày 28/3/2023, Hạ viện đã thông qua dự luật, nhưng Ủy ban Đối ngoại Thượng viện vẫn chưa thông qua.

Ông nói, dự luật này sẽ trừng phạt nghiêm khắc những người tham gia thu hoạch nội tạng sống, và làm nản lòng những người muốn ghép tạng ở các thành phố lớn như Bắc Kinh và Thượng Hải. Nội tạng mà họ cấy ghép được thu hoạch từ các học viên Pháp Luân Công và người Duy Ngô Nhĩ, chủ yếu là hai nguồn này. Đây là hành vi vô cùng tàn ác.

Pháp Luân Công, còn được gọi là “Pháp Luân Đại Pháp”, là một môn tu luyện Phật gia Thượng thừa, tu luyện tâm tính dựa trên nguyên lý “Chân, Thiện, Nhẫn”, với 5 bài công pháp có tác dụng đáng kinh ngạc trong việc chữa bệnh và rèn luyện sức khỏe.

Môn này đã được truyền ra ở Trung Quốc vào năm 1992 và được người dân đón nhận rộng rãi. Theo thống kê nội bộ của Bộ Công an ĐCSTQ, trước năm 1999, số lượng học viên Pháp Luân Công đã lên tới 70 triệu – 100 triệu người.

Tháng 7/1999, Giang Trạch Dân, cựu Tổng Bí thư ĐCSTQ, đã ra lệnh đàn áp đẫm máu Pháp Luân Công với quy mô chưa từng có, được Công an, Viện kiểm sát và các Sở Tư pháp phối hợp triển khai, và đã vượt xa phạm vi pháp luật.

Vô số học viên Pháp Luân Công đã bị bỏ tù, tra tấn đến mức tàn phế hoặc tử vong, và thậm chí họ còn bị mổ sống cướp nội tạng. Đến nay, Pháp Luân Công đã có mặt tại hơn 100 quốc gia và giành được hơn 3.000 giải thưởng quốc tế.

Bình Minh (t/h)