Thủ tướng Đức Olaf Scholz nói rằng tính chất của tên lửa tầm xa Taurus mà Ukraine đã đang đòi hỏi nhiều tháng nay ngăn cản chúng tôi cung cấp chúng. Ông cho rằng việc sử dụng vũ khí có tầm bắn xa 500 km này sẽ gây ra rủi ro kích hoạt xung đột trực tiếp giữa NATO và Nga.

Mặc dù Đức cho đến nay đã đang hào phóng cung cấp khí tài quân sự cho Ukraine, nhưng Thủ tướng Scholz kiên quyết từ chối làm theo Pháp và Anh trong việc cung cấp cho Kyiv tên lửa tầm xa.

Nga đã nhiều lần cảnh báo rằng thông qua việc chuyển cho Ukraine vũ khí tối tân, thì phương Tây đang nhích từng bước gần hơn tới việc trở thành một bên tham chiến trực tiếp vào cuộc xung đột vũ trang này và sẽ có thể phải hứng chịu những hậu quả thảm khốc.

Trong phiên hỏi đáp tại một diễn đàn ở Berlin hôm thứ Sáu (24/5), một người tị nạn Ukraine trẻ tuổi đã hỏi Thủ tướng Scholz rằng tại sao ông vẫn không muốn cung cấp cho Kyiv tên lửa Taurus bất chấp hoạt động mới của Nga tại Khu vực Kharkov.

Ông Scholz đáp rằng, “mọi quyết định đơn lẻ đều phải được cân nhắc kỹ lưỡng”, và nói thêm rằng ông “có trách nhiệm phải ngăn chặn kịch bản dẫn tới leo thang cuộc chiến tranh này, leo thang thành một cuộc chiến tranh giữa Nga và NATO”.

Thủ tướng Đức giải thích rằng, xét riêng về tên lửa Taurus, “sẽ chỉ đúng đắn để chuyển vũ khí này nếu chúng tôi quyết định và tự xác định các mục tiêu của mình, và sẽ không thể chuyển nó nếu quý vị không muốn là một phần của cuộc xung đột này”.

Ông Scholz sau đó đã đề cao đóng góp của chính phủ Đức do ông lãnh đạo cho khả năng phòng vệ của Ukraine cho đến nay. Ông nhấn mạnh rằng Berlin đã giành riêng 28 tỷ Euro (30,4 tỷ USD) ngân sách viện trợ quân sự và đang là quốc gia hậu thuẫn lớn thứ hai của Kyiv, chỉ xếp sau Mỹ.

Thủ tướng Scholz kết thúc bài phát biểu bằng tuyên bố rằng: “Chúng tôi đã đang thực sự đẩy nó tới giới hạn về những gì chúng tôi có thể làm”.

Trong một bài bình luận đăng trên Tạp chí The Economist hôm thứ Năm (23/5), Thủ tướng Scholz viết: “Điều quan trọng là phải cực kỳ rõ ràng rằng NATO không theo đuổi một cuộc xung đột với Nga”. Ông cam kết Berlin “sẽ không làm bất cứ điều gì mà có thể biến chúng tôi thành một bên trực tiếp trong cuộc xung đột này”.

Đầu tuần này, Thủ tướng Scholz cũng đã chỉ trích một đề xuất về việc thiết lập vùng cấm bay do NATO thực thi kết hợp cùng với chính phủ Kyiv trên không phận Ukraine do cựu tham mưu trưởng quân đội NATO Anders Fogh Rasmussen đưa ra.

Hết lần này đến lần khác, luôn có những người nói rằng ai đó nên làm điều này hoặc ai đó nên làm điều kia. Tôi có cảm giác rằng những người đó không nói tốt đẹp gì khi họ đang giận điên tiết lên”, ông Scholz nói và cho rằng ý tưởng đó là nguy hiểm.

Hải Đăng (Theo RT)