Số người nhảy cầu tự tử ở nhiều nơi tại Trung Quốc đang ngày càng gia tăng, có cư dân mạng nói thẳng rằng “Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) ép người dân đến tình cảnh tuyệt vọng”, dẫn đến “làn sóng tự sát”. Vào ngày 24/5, “liên tiếp xảy ra nhảy cầu ở Thái Nguyên” (tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc) đã trở thành chủ đề tìm kiếm nóng, phản ứng thờ ơ của chính quyền trước vụ việc trong nhiều ngày đã khiến dư luận phẫn nộ.

p3494461a766641494
Số người nhảy cầu tự tử ở Thái Nguyên, tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc ngày càng gia tăng trong những ngày gần đây, nhiều cơ quan chính quyền phản ứng lạnh lùng. (Ảnh chụp màn hình Douyin)

Bài đăng nói về nguyên nhân dẫn đến gia tăng tự tử bị xóa

Ngày 24/5, Internet ở Trung Quốc Đại Lục lan truyền thông tin “hàng loạt vụ nhảy cầu tự tử xảy ra ở Thái Nguyên, tỉnh Sơn Tây”. Ảnh chụp màn hình cho thấy trong 13 ngày từ 10 – 22/5, có 11 người đã nhảy từ 6 cây cầu, trong đó có 2 vụ tự tử trong 2 ngày và 6 người nhảy cầu tự tử trên cầu Nghênh Trạch ở Tp. Thái Nguyên.

p3494462a542964449
Ít nhất 11 người nhảy cầu tự tử ở Thái Nguyên trong 13 ngày. (Ảnh chụp màn hình)

Về vấn đề “Nhìn nhận thế nào về tình trạng nhảy sông thường xuyên ở Thái Nguyên trong những ngày gần đây?”, ngày 22/5 tài khoản “Da Han Liu Huang Shu” trên nền tải Zhihu ở Trung Quốc đã đăng bài viết cho rằng Tp. Thái Nguyên hiện “đã không tìm được công việc ra hồn nữa”. Công việc ra hồn này là chỉ là việc làm từ 9h sáng đến 6h tối, nghỉ 2 ngày cuối tuần, đóng 5 khoản bảo hiểm, lương tháng hơn 3.500 tệ. Tình trạng chung hiện nay là lương tháng 3.000-4.000 tệ, nghỉ 1 ngày mỗi tuần, không có 5 bảo hiểm, phải làm việc từ sáng đến tối mới có được khoảng 4.000 tệ.

Bài đăng cho rằng 4.000 nhân dân tệ chỉ miễn cưỡng “đảm bảo rằng một người trong xã hội có thể duy trì được ít nhất là ăn no mặc ấm và thể diện”. Nếu bị bệnh hơi nặng một chút hoặc tai họa lớn thì khó mà chi trả được, “ngay cả để gia đình bình an khỏe mạnh, thì mức thu nhập này cũng không đủ để duy trì việc trả tiền vay mua nhà, vay mua xe và chi tiêu cuộc sống hàng ngày”. Xung quanh người viết bài này đã có rất nhiều người thất nghiệp, họ không tìm được việc làm và “chỉ có thể ở nhà sống dựa vào bố mẹ hoặc làm việc bán thời gian”. Gần đây, ngày càng có nhiều nữ nhân viên giao hàng.

Bài đăng kết luận: “Cuộc sống kiểu này không thể thấy được tương lai. Bạn không có niềm tin rằng mình sẽ có thể sống một cuộc sống ổn định khi 35 hoặc 40 tuổi. Tình hình chỉ có thể ngày càng tồi tệ hơn. Kiểu cuộc sống luộc ếch trong nước ấm này mới càng khiến cho người ta tuyệt vọng.”

p3494463a802102726 ss
(Ảnh chụp màn hình bài đăng)
p3494464a574657032 ss
Hiện tại, nguyên văn và nội dung đăng lại của 2 bài viết trực tuyến này đã chính quyền xóa. (Ảnh chụp màn hình)

Phản ứng thờ ơ của chính quyền khiến dư luận phẫn nộ

Trang tin ifeng.com cho biết, hôm 24/5 sau khi chia sẻ thông tin rằng đã xảy ra nhiều vụ nhảy cầu trên Nam Trung Hoàn ở Thái Nguyên, Sơn Tây, đáp lại nhân viên Cục Quản lý Khẩn cấp quận Tấn Nguyên cho biết vụ hành vi nhảy cầu đó là vì lý do cá nhân. Một nhân viên của chính quyền quận Tiểu Điếm trả lời rằng việc nhảy cầu là hành vi cá nhân, tình huống cụ thể không thể tiết lộ. Về việc khu vực xung quanh các cầu có nhân viên trực hay không, nhân viên này cho biết không rõ. Một nhân viên Ban Tuyên giáo Thành ủy Thái Nguyên cho biết, nếu biết sự việc sẽ phản ánh với lãnh đạo.

p3494465a594019832 ss
Những ngày gần đây, xảy ra nhiều vụ nhảy cầu tự tử ở Thái Nguyên, Trung Quốc, nhiều cơ quan chính quyền có phản ứng lạnh lùng. (Ảnh chụp màn hình weibo)

Đáp lại thái độ thờ ơ của cơ quan chức năng, cư dân mạng trên Douyin chế giễu:

“Việc này được chia thành hành vi cá nhân và hành vi tập thể.”

“Sao năm nay lại có nhiều hành vi cá nhân như vậy.”

“Tôi chỉ muốn hỏi ai đã gây ra nguyên nhân cá nhân.”

““Làm sao có thể nhảy cầu nếu không bị môi trường xã hội bẩn thỉu này ép buộc?”

“Trước tiên là đổ cho hành vi cá nhân, nhưng không dám nói là lý do xã hội.”

“Hỏi về vấn đề thì không biết gì cả, nhiều người chết như thế mà trả lời lạnh lùng quá!”

Nhiều cư dân mạng Sơn Tây phẫn nộ nói:

“Người dân ở Thái Nguyên, Sơn Tây chịu quá nhiều áp lực! Sống không được mà chết cũng không xong.” 

“Lý do cá nhân là gì? Hay là nói rằng không có cảm giác hạnh phúc và không còn đường sống nên mới nhảy xuống mới đúng?”

“Không điều tra? Không thông báo?” 

“Ai quan tâm đến mạng sống của người dân?”

Một số cư dân mạng Đại Lục phàn nàn:

“Nếu không phải là người dưới đáy xã hội, không sống tiếp được thì ai muốn nhảy cầu chứ?”

“Đó là sự siết cổ, rồi lại hồi sức tim phổi, hô hấp nhân tạo và khử rung tim bằng điện, nhưng họ không muốn buông tay, chính là cánh tay không muốn buông siết cổ.” 

“Đang sống như thế có ai muốn nhảy cầu, cái xã hội này đúng là không thích hợp để sống nữa!” 

Có cư dân mạng trên X nói: “Mỗi ngày có vài trăm người nhảy lầu tự tử, rất nhiều người không gồng gánh được.” 

“Thời đại ngày tận thế sắp đến rồi!”

Nhảy cầu tự tử xảy ra ở nhiều nơi với mật độ dày đặc

Mới đây, lực lượng cảnh sát trên cầu sông Dương Tử Trùng Khánh đã lập các chốt cách đó hàng chục mét để canh gác cầu cả ngày lẫn đêm, lực lượng cứu hỏa dưới cầu túc trực 24/24 do nhiều vụ nhảy cầu tự tử. Chính quyền Trùng Khánh đã bố trí “nhân viên gác cầu” để ngăn chặn người dân nhảy cầu tự tử.

Cư dân mạng Đại lục đặt câu hỏi và chế giễu:

“Không giải quyết được vấn đề thì liền giải quyết việc nhảy cầu!”

“Không cho chết, có thể chết đói ở nhà, không được ra ngoài tự sát.” 

“Dấu hiệu cho thấy xã hội đang bắt đầu sụp đổ.”

Vào ngày 24/5, một cư dân mạng Sơn Đông cho biết trên nền tảng Douyin tại Đại Lục: “Ở bên bờ sông Hoàng Hà chỗ chúng tôi này, một tháng có vài vụ nhảy sông, đội cứu hộ thậm chí không thể về nhà!” 

Một cư dân mạng Hồ Nam cho biết: “Chỗ tôi đây ngày nào cũng có người nhảy, bây giờ thì chặn hết rồi. Loại hành vi này có thể dẫn đến phản ứng dây chuyền.”

Theo thông tin lan truyền, trong 3 ngày từ 19 -21/5, người dân không chỉ nhảy từ cầu Nghênh Trạch và cầu Nam Hoàn ở thành phố Thái Nguyên, tỉnh Sơn Tây, mà còn có nhiều nơi như Hán Trung (tỉnh Thiểm Tây), Tô Châu (tỉnh Giang Tô) và Tương Đàm (tỉnh Hồ Nam).

Đáp lại điều này, một số cư dân mạng phản hồi: “Sự hiểu biết của bạn quá phiến diện. Tôi đang ở một thị trấn nhỏ với 2 triệu dân và hầu như ngày nào cũng có người nhảy sông.” Có người nói: “Làn sóng người dân tự sát là ĐCSTQ ép người dân đến đường cùng, không thể sống tiếp được”.