Vì lạm phát thu nhập và phát hành trái phiếu gian lận, Evergrande Real Estate và chủ tịch lúc đó là ông Hứa Gia Ấn đã bị phạt số tiền tối đa. Công ty kiểm toán PricewaterhouseCoopers (PwC) cung cấp dịch vụ kiểm toán cho Evergrande Real Estate, cũng liên quan đến vụ việc. Gần đây, chỉ trong một thời gian ngắn, PwC lần lượt mất các đơn đặt hàng kiểm toán lớn, các khách hàng lớn như tổ chức tài chính và doanh nghiệp trung ương niêm yết đã hủy bỏ hợp tác.

shutterstock 1457466599
Trụ sở PricewaterhouseCoopers ở San Jose, California, Hoa Kỳ. (Nguồn: Michael Vi/ Shutterstock)

Hôm 31/5, Ủy ban Điều tiết Chứng khoán Trung Quốc đã ban hành mức phạt nghiêm khắc nhất đối với Evergrande. Họ áp dụng mức phạt 20% số tiền mà Evergrande Real Estate huy động được vì hành vi phát hành trái phiếu gian lận, trị giá 4,16 tỷ nhân dân tệ, áp dụng mức phạt tối đa vì vi phạm công bố thư, với tổng số tiền phạt là 4,175 tỷ nhân dân tệ (~ 576,517 triệu USD).

Ông Hứa Gia Ấn còn bị phạt 47 triệu nhân dân tệ ( ~ 6,490 triệu USD) và cấm tham gia thị trường chứng khoán suốt đời. 7 quản lý cấp cao khác vào thời điểm đó đã bị phạt tổng cộng 21,5 triệu nhân dân tệ (~ 2,969 triệu USD).

Theo trang tin tài chính Yicai tại Trung Quốc, đằng sau những mức phạt nặng nhất là hành vi gian lận tài chính và gian lận phát hành lên tới hàng trăm tỷ nhân dân tệ của Evergrande Real Estate đã bị vạch trần. Theo những người trong ngành, gian lận tài chính lớn như vậy rất hiếm xảy ra trên thị trường vốn và các công ty, cơ quan kiểm soát thực tế và các bên trung gian đều phải chịu trách nhiệm.

PwC, với tư cách là cơ quan kiểm toán của Evergrande, đã ban hành báo cáo kiểm toán chấp nhận tiêu chuẩn cho báo cáo thường niên năm 2019 và 2020 trong giai đoạn gian lận tài chính của Evergrande.

Ủy ban Điều tiết Chứng khoán Trung Quốc tuyên bố rằng họ đang thúc đẩy cuộc điều tra các bên trung gian có liên quan, và sẽ xử lý nghiêm khắc hành vi gian lận tài chính trên thị trường chứng khoán.

Bloomberg đưa tin hôm 30/5, trích dẫn những người quen thuộc với vấn đề này, nói rằng Bắc Kinh đang chuẩn bị phạt PcW hơn 1 tỷ nhân dân tệ (~ 138,088 triệu USD) và đình chỉ một số hoạt động kinh doanh của công ty này tại Trung Quốc. Có tin đồn rằng PwC đã không tiết lộ chính xác vấn đề liên quan đến kiểm toán của Evergrande.

21 “đối tác” của PwC cùng nhau chấm dứt hợp đồng

Là khách hàng lớn của PcW, PetroChina hôm 30/5 tiết lộ rằng đại hội đồng cổ đông thường niên sắp tới sẽ hủy việc xem xét đề xuất thuê công ty kế toán trong và ngoài nước cho năm 2024. Theo kế hoạch ban đầu, cơ quan đánh giá thường niên năm 2024 của công ty sẽ là PwC và PwC HK.

Ngoài PetroChina, nhiều công ty niêm yết đã hủy hợp tác với PwC.

Cho đến nay, ít nhất 19 công ty cổ phiếu hạng A và 2 công ty niêm yết tại Hồng Kông đã hủy hợp tác với công ty này. Chỉ 17 công ty đã tiết lộ số tiền, phí kiểm toán tương ứng liên quan đã vượt quá 200 triệu nhân dân tệ (~ 27,617 triệu USD).

Các công ty này không đề cập cụ thể lý do thay đổi cơ quan kiểm toán thường niên từ PwC sang công ty kiểm toán khác trong thông báo. Các báo cáo chỉ ra rằng việc cùng chấm dứt hợp đồng của các công ty niêm yết có thể vì cơ quan kiểm toán này có liên quan đến gian lận tài chính của Evergrande.

Theo dữ liệu của Wind, vào năm 2023, PwC có tổng cộng 107 khách hàng kiểm toán báo cáo thường niên và tổng phí kiểm toán nhận được trong kỳ vượt quá 800 triệu nhân dân tệ (~ 110,470 triệu USD). Các khách hàng có thu nhập cao nhất chủ yếu đến từ các ngành như tài chính, viễn thông và kỹ thuật. 3 trong số 10 khách hàng hàng đầu đến từ ngành tài chính, bao gồm Bank of China, công ty bảo hiểm China Life và công ty bảo hiểm PICC; 3 khách hàng đến từ các doanh nghiệp nhà nước, bao gồm China Telecom, PetroChina, China Railway Group; và 4 khách hàng còn lại bao gồm Shanghai Pharmaceuticals, Shanghai Electric, Zhejiang Century Huatong Group, SF Express.

PwC, Deloitte, KPMG và Ernst & Young là 1 trong 4 công ty kế toán lớn nhất thế giới. Vì sao các công ty kiểm toán “Big Four” từng nỗ lực giúp các công ty Trung Quốc niêm yết tại Mỹ giờ lại trở thành mục tiêu tấn công của ĐCSTQ?

Ông Davy Jun Huang, một nhà kinh tế sống ở Mỹ, trước đây đã nói trong một cuộc phỏng vấn với tờ Epoch Times rằng có nhiều lý do khiến ĐCSTQ hiện đang nhắm mục tiêu vào các công ty kiểm toán từng “giúp đỡ” này. Ông cho rằng bản thân “Big Four” hỗ trợ các công ty Trung Quốc là con dao hai lưỡi. Trước đây, nó được sử dụng để “né tránh” sự xem xét của Ủy ban Điều tiết Chứng khoán Mỹ và tạo điều kiện thuận lợi cho việc niêm yết các công ty Trung Quốc tại Mỹ, nhưng việc này cũng sẽ dẫn đến việc tài sản nhà nước của ĐCSTQ bị thất thoát.

Theo Lý Băng, Epoch Times